VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HÓA – NHỮNG ĐỨA “CON NUÔI” CỦA NÚI RỪNG – BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC

Những đứa trẻ này có số phận giống hệt như cậu bé Tarzan, chúng được gọi với cái tên như người sói, người gấu, người lợn…
Vai trò của Xã hội hóa | The Role of Socialization | Xã hội học đại cương

❤️ ĐĂNG KÝ KÊNH KHOA HỌC ỨNG DỤNG ĐỂ XEM VÀ TẢI NHỮNG BÀI GIẢNG MIẾN PHÍ TẠI ĐÂY: ĐĂNG KÝ

Năm 1988 ở cả nước Đức bàng hoàng trước sự xuất hiện của một cậu bé người chó. Nguyên do của vấn đề này đó là do một cặp vợ chồng quá mải mê công việc tới mức không thể chăm sóc con cái thay vào đó chú chó lâu năm của gia đình đã hàng ngày làm thay nghĩa vụ làm cha mẹ của cặp vợ chồng này và ngày qua ngày chăm sóc cậu bé người chó khiến cậu bé càng lớn càng có các hoạt động giống… chó.

Một trường hợp tương tự như vậy, vừa mới được phát hiện trong năm nay (2009), cô bé có tên Natasha sinh sống trong một căn hộ bẩn thỉu ở thành phố Chica, thuộc vùng Siberia. Trong suốt 5 năm, cô bé được chó, mèo nuôi dưỡng và chưa từng được ra bên ngoài do vậy không thể nói tiếng người mà chỉ có thể sủa giống hệt chó.

Người thú có cuộc sống kéo dài nhất là cậu bé người khỉ John Sebunya, cậu đã được lũ khỉ đầu chó nuôi từ năm lên 4 tuổi. Năm 1991, cậu được phát hiện tại Uganda khi đang đánh đu trên những cành cây. Sau đó một tổ chức cứu trợ trẻ em mồ côi đã nhận nuôi John. Cậu được dạy chữ, học nói và hòa đồng dần với cộng đồng dân cư bản địa. Ngày 13/10/1999, trong chương trình Bằng chứng sống (Living Proof) mang tên Cậu bé sống cùng bầy khỉ (The Boy who Live with Monkeys) của đài truyền hình BBC, John đã kể lại quãng thời gian sống trong rừng sâu: “Tôi chỉ có thể nhớ lại được vài sự kiện khi tôi sống giữa lũ khỉ đầu chó. Thức ăn của tôi chủ yếu là dế, trứng đà điểu, quả lê gai, ngô xanh và mật ong rừng. Tôi đi bằng cả bốn chân tay và ngủ trong bụi rậm hoàn toàn trần trụi. Một ngày nọ tôi đang đi tìm thức ăn cùng với đồng bọn thì bị hai cảnh sát bắt”. Hiện, John đang có một cuộc sống vui vẻ trongTrung tâm cứu trợ nhân đạo tại Kampala, Uganda.

John Sebunya- người được lũ khỉ đầu chó nuôi từ năm lên 4 tuổi

Trường hợp người thú được ghi nhận kỹ lưỡng nhất thuộc về 2 trẻ em người sói ở Ấn Độ sống vào những năm 1920. Một mục sư tên là Singh đã phát hiện ra 2 em trong một lần đến một làng hẻo lánh giảng đạo. Chính ông đã viết một cuốn sách dày tường thuật lại chi tiết trường hợp này với nhiều bức ảnh minh họa từ khi được phát hiện cho đến khi hai nhân vật qua đời.
Đó là 2 bé gái, đứa lớn độ tám tuổi và đứa nhỏ chừng một tuổi rưỡi. Chúng được mục sư Singh đưa về nuôi ở một cô nhi viện. Mặc dầu được nuôi nấng và chăm sóc rất nhiệt tình nhưng chúng vẫn không bỏ được tính sói. Chúng gần như ngủ suốt ngày và đi tìm thức ăn lúc chạng vạng tối. Chúng làm tất cả mọi người kinh ngạc vì chạy bằng cả bốn chân tay, thỉnh thoảng lại hú lên như sói và luôn lẩn tránh ánh sáng mặt trời. Đôi mắt chúng nhìn trong bóng đêm có vẻ tinh nhạy hơn mắt người thường. Chúng cũng khiến mọi người khiếp sợ bởi cách tợp nước bằng lưỡi và ý thích ăn thịt sống, kể cả thịt đã thối rữa hơn là rau và thức ăn làm từ ngũ cốc. Chúng tránh làm bạn với người nhưng lại thích chơi với lũ chó trong cô nhi viện. Sau một thời gian, đứa lớn chết vì bệnh lỵ, còn đứa nhỏ thì 10 năm sau đó cũng qua đời. Trong suốt 10 năm chăm sóc nuôi dạy, đứa trẻ đã tập được nhiều tính người như tự mặc được quần áo, ăn uống và tập đọc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó vẫn có ý muốn chạy trốn vào rừng.


Trong lịch sử người ta còn phát hiện ra rất nhiều em bé sống chung và có hành động như gấu, linh dương, lợn và voi rừng… Các trường hợp đặc biệt này cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý và tâm bệnh học. Theo họ, những đứa trẻ thú này khi trở về xã hội loài người gần như mất hẳn khả năng thích nghi với môi trường chung quanh. Vì thế, rất ít người thú chịu đựng được hoàn cảnh sống mới trong thời gian lâu dài. Cho đến nay, chúng vẫn là một dấu hỏi lớn ám ảnh các nhà tâm lý và tâm thần học.
Trong khi giới khoa học vẫn chưa thể giải thích được là tại sao những đứa trẻ yếu ớt, bé nhỏ kia khi rơi vào tay đàn thú dữ ăn thịt người lại có thể sống sót; không những thế còn được chính những con dã thú đó nuôi nấng trong một thời gian dài thì trên một bình diện khác, nhiều nhà khoa học lại nghi ngờ rằng, có thực là chúng đã được thú hoang nuôi dưỡng không? Chẳng nhẽ lại có nhiều đứa trẻ may mắn đến như vậy!

2 em bé ở Ấn Độ được sói nuôi dưỡng vào những năm 1920

Theo nhà tâm lý trẻ em Bruno Bettelheim, những đứa trẻ người thú này đơn giản chỉ là những trẻ em mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển về thể chất và bị cha mẹ ruồng bỏ. Ông nêu ra một số đặc điểm tiêu biểu ở chúng bao gồm thói quen đi bằng cả bốn chân tay, phát ra những âm thanh giống thú vật… trong đó có một số đặc điểm giống với các trẻ em mắc chứng tự kỷ, chẳng hạn như khó khăn trong việc nói năng, những tiếng hú, những hối thúc phải chạy lăng xăng trong khi mình trần, phải cắn người và đi tiêu, tiểu không theo ý muốn… Hay một đặc tính khác thường được biết đến của những trẻ em này là sự không có cảm giác đối với nhiệt độ nóng lạnh. Trong một trường hợp nổi tiếng hồi thế kỷ 18, Victor, cậu bé người khỉ có thể ngồi xổm trần truồng trong cơn mưa như trút, lạnh buốt mà chẳng tỏ vẻ gì là khó chịu và có thể bốc khoai tây nóng từ nồi canh đang sôi. Sức đề kháng lạ kỳ như thế cũng thường thấy ở các trẻ em mắc chứng tự kỷ. Bettelheim cho rằng, đối với những người vốn tin chuyện trẻ em được dã thú nuôi thì bất cứ hành vi giống động vật nào cũng được xem như bằng chứng về sự nuôi nấng bởi thú vật.

Cho đến nay vẫn tiếp tục có những câu chuyện mới được kể về những đứa trẻ chưa được khai hóa, nửa người nửa thú này. Thực sự trẻ em có thể được động vật nuôi hay không hay những câu chuyện đó cũng chỉ là phản ánh niềm khát khao tìm lại sự hài hòa với thiên nhiên mà con người đã đánh mất? Đây cũng là một câu hỏi chưa có lời đáp!

Thu Phương (TH)

http://vzone.vn/Default.aspx?Page=NewsDetail&NewsId=4844

Gia đình – môi trường xã hội hóa đầu tiên quan trọng bậc nhất

Cậu bé “người sói” bên cạnh cha mẹ

Em bé “người sói“ sống ngay giữa gia đình của mình.

Câu chuyện thật đau lòng nhưng không quá hiếm. Có những bậc cha mẹ để mặc con cái trở thành “người sói” trước mắt mình. Ở họ, khái niệm đạo đức, trách nhiệm không tồn tại và bản năng nuôi con, vốn có ở hầu hết các loài động vật, cũng biến mất.

Câu chuyện thật đau lòng nhưng không quá hiếm. Có những bậc cha mẹ để mặc con cái trở thành “người sói” trước mắt mình. Ở họ, khái niệm đạo đức, trách nhiệm không tồn tại và bản năng nuôi con, vốn có ở hầu hết các loài động vật, cũng biến mất. 

Tại thành phố Nizhny Novgorod (Nga), chính quyền đã phát hiện một cậu bé 13 tuổi bị “hoang hóa” trong căn hộ có đủ cả bố lẫn mẹ, những kẻ nghiện rượu. Mặt mũi nhem nhuốc, thân thể đầy vết tím bầm và cào xước, đứa trẻ hầu như không biết nói, ăn chuối cả vỏ và không nhớ lần tắm cuối cùng là từ bao giờ. 
 
Theo tờ Sự thật Thanh niên, cặp vợ chồng Barsukov đã bỏ việc, hiện giờ chỉ chịu đi nhặt đồng nát ở bãi rác khi cần tiền uống rượu. Ngày 25/2, một người hàng xóm tình cờ ngó vào căn hộ của vợ chồng Barsukov và nhìn thấy cậu bé hoang dã, bẩn thỉu, đói khát.
 
Bà Yulia Brzhezinskaya, Tổ trưởng dân phố của khu nhà, cho biết: “Thằng bé giống một con thú hoang hơn là người. Khi hàng xóm đem cho chuối thì Zhenia (tên cậu bé) gặm luôn cả vỏ”. Bà cũng nhận thấy đầu đứa bé đầy chấy.

Sau khi Zhenia được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã phát hiện trên cơ thể cậu bé chi chít vết bầm và sẹo. Ngoài từ “vâng” thì “con thú hoang” không biết nói gì hơn. Khó tin là Zhenia đã 13 tuổi vì nom cậu bé như mới 6 – 7 tuổi.

Những người hàng xóm kể rằng Vladimir Barsukov, bố đứa bé, từng dọa sẽ đánh con đến chết. Anh ta và vợ chìm trong rượu kể từ khi bà ngoại Anna Pavlova của Zhenia qua đời.

Một năm trước, gia đình Barsukov sống khá văn minh. Người chồng hàng ngày đi làm còn cậu bé thì đến trường nội trú dành cho trẻ chậm phát triển. Bà Anna Pavlova rất tận tụy với con cháu và là người giữ gìn nền nếp gia đình. Năm ngoái bà qua đời. Thi thể của bà bị bỏ mặc ba ngày liền vì con gái và con rể không có tiền làm lễ tang. Zhenia trong những ngày đó chơi tha thẩn bên xác bà ngoại khi cha mẹ say bí tỷ. Cậu bé cũng thôi không đi học nữa. Bây giờ, Zhenia bị chậm phát triển thể nặng và hầu như ngày nào cũng lên cơn động kinh.

“Con thú hoang” trước đây biết đọc, biết viết nhưng bây giờ thì quên sạch. Tính mạng của Zhenia bị đe dọa vì bố mẹ say xỉn suốt ngày và không thể giúp gì khi cậu bé lên cơn động kinh.
 
Viện Công tố thành phố Nizhny Novgorod đang làm rõ ai phải chịu trách nhiệm trước việc Zhenia bị bỏ mặc. Các cơ quan bảo trợ trẻ em sẽ phải giải thích vì sao họ không hoàn thành trách nhiệm chăm sóc cậu bé và lý do gì mà các giáo viên ở trường trẻ khuyết tật không báo với cảnh sát về chuyện Zhenia biến mất khỏi trường. Cặp vợ chồng Barsukov đã bị khởi tố vì không thực hiện nghĩa vụ nuôi con.

Trước đó không lâu, ngày 18/2, hãng tin RIA Novosti cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện một gia đình có ba đứa trẻ “Mowgli” (người sói) tại thành phố Ekaterinburg. Những đứa trẻ này bị bố mẹ thường xuyên bỏ đói và các em sống trong điều kiện mất vệ sinh trầm trọng. Những người hàng xóm đã gọi điện cho cảnh sát để báo tin về gia đình bất bình thường nói trên.

Cảnh sát ập vào nhà và thấy người bà ngoại sinh năm 1971, người mẹ sinh năm 1989 cùng 3 đứa trẻ hai tuổi, tám tháng và hai tháng tuổi. Bé trai tám tháng tuổi là anh em họ của hai đứa trẻ kia, mẹ của nó ở đâu không ai biết. Cả ba đứa trẻ không có giấy khai sinh và đều phát triển không bình thường so với lứa tuổi.

Trước đó nữa, ngày 5/2, tại quảng trường ở nhà ga của thành phố Ussuriysk, cảnh sát tìm thấy một đứa bé trai bị bỏ rơi. Họ phải mất nhiều công sức để điều tra ai là bố mẹ của em. Đó là do mặc dù đã bốn tuổi nhưng cậu bé không biết nói, không hiểu tiếng người và thậm chí còn sợ người. Cuối cùng họ biết rằng, mẹ của đứa trẻ đã qua đời ba năm trước và cậu được bà ngoại nuôi dưỡng. Từ “nuôi dưỡng” ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi bà này có lối sống lang thang và nghiện rượu. Cậu bé lớn lên như thú hoang bên cạnh người bà cho đến khi bị bỏ rơi.

(Theo Giadinh.net)

BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG – TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ