Thu phí xe vào nội đô: Không giảm ùn tắc và tạo thêm hiệu ứng phí chồng phí

“Để thu được phí, cần có quy hoạch hợp lý, phải đánh giá tác động của việc thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô lên đời sống kinh tế xã hội, và hơn hết cần phải nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân”, luật sư Nguyễn Hồng Thái nói.

DANH SÁCH SẢN PHẨM QUÀ TẶNG ĐỘC ĐÁO LÀM TỪ VỎ ĐẠN

#Bút bi làm từ vỏ đạn#

#Móc chìa khóa làm từ vỏ đạn#

#Bật lửa vỏ đạn#

#Gạt tàn thuốc lá vỏ đạn#

#Gấu bông bộ đội, công an#

#Xe đạp vỏ đạn#

#Trái tim tình yêu làm từ vỏ đạn#

#Mô hình xe tăng vỏ đạn#

#Mô hình máy bay vỏ đạn#

#Mô hình tàu chiến vỏ đạn#

Thiếu khả thi

Mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa trình UBND TP Hà Nội phê duyệt dự toán đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới”. Theo đó, để hạn chế xe cá nhân vào trong khu vực nội đô, nhằm giảm ùn tắc, Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng phương án thu phí phương tiện cơ giới, chủ yếu là ô tô vào một số khu vực nội đô nhằm giảm ùn tắc.

Dựa trên việc khảo sát và thống nhất với tư vấn, Hà Nội sẽ phân ra từng khu vực, tuyến phố có nguy cơ ùn tắc để hạn chế xe cơ giới đi vào. Sở GTVT đề xuất phân vùng cho xe ô tô sẽ phải đóng phí là từ vành đai 3 trở vào; các cửa ngõ vào trung tâm thành phố, các trục đường chính thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông và tác động lớn đến môi trường xung quanh.

Đường Vành đai 3 Hà Nội được xác định là ranh giới để lập trạm thu phí ô tô vào nội đô

Hiện đề án này đang gây nhiều tranh cãi. Nhiều người ủng hộ vì cho rằng, đã có rất nhiều nước trên thế giới như Anh, Singapore áp dụng thành công phương án thu phí xe vào nội đô.

Trao đổi với Thương Trường, ông Thân Trung Dũng (Nhà nghiên cứu Xã hội học, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Phát triển Tri thức – ITCD) cho rằng, phương án này rất khó thực hiện. Theo ông Dũng, việc so sánh giao thông nước ta với các nước trên thế giới là không phù hợp. Giao thông ở nước ngoài không bị tắc thì mới thu được, còn tại Việt Nam, đường vốn tắc thì rất khó để thu. Hơn nữa, nguyên nhân chính gây tắc đường ở nước ta là do cơ sở hạ tầng không đồng bộ, nhiều phương tiện cá nhân như xe máy, ý thức người tham gia giao thông…

Theo nhà nghiên cứu này, hiện rất nhiều thành phố lớn trên thế giới áp dụng thu phí xe cá nhân vào giờ cao điểm nhưng họ áp dụng theo kiểu, không cấm phương tiện đi vào, mà là giảm lượng xe đi qua nội đô.

“Chúng ta cần phải xác định rõ, xe ô tô ngoại tỉnh đi vào Hà Nội phần lớn không phải họ đi ngang qua mà là họ phải vào nội đô. Giả sử, nếu họ đi ngang qua Hà Nội thì có thể chọn con đường khác để không bị mất phí. Tuy nhiên, việc họ bắt buộc phải vào nội đô ví dụ như việc họ đi làm hằng ngày thì dù muốn hay không người dân vẫn phải đi, nếu không đi ô tô cá nhân thì họ sẽ đi xe máy, taxi… Hoặc trong trường hợp làm điểm thu phí tự động tại một số tuyến đường chính thì người dân sẽ tìm cách đi vào những đường nhánh, khi đó ùn tắc lại xảy ra ở những tuyến phố này”, ông Dũng nói.

Ông Dũng phân tích thêm: “Việc thực hiện thu phí xe ô tô cần phải tính đến giải pháp có chỗ gửi cho những xe không đóng phí. Để không bị mất phí, phương án khả thi nhất là gửi xe bên ngoài rồi đi vào nội đô. Vậy xe sẽ được gửi ở đâu? Trong trường hợp có chỗ gửi xe rồi nhưng nếu phải đi bộ cả chục cây số để vào nội thành là điều không thể. Khi này, có thể sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, tuy nhiên, loại hình phương tiện này của chúng ta cũng không đáp ứng đủ điều kiện”.

Theo TS Xã hội học, nếu đề án thu phí này được thực hiện sẽ kéo theo hàng loạt các vấ đề về kinh tế- xã hội.

Ngoài ra, khi đề án thu phí thực hiện sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về kinh tế – xã hội. Giá cả các mặt hàng đưa vào nội đô sẽ tăng cao vì phải gánh thêm phí. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân ở nội đô mà còn ảnh hưởng tới đời sống người dân khu vực xung quanh nội đô hoặc có hoạt động kinh doanh, giao lưu giữa các tỉnh với nội đô. “Vậy có chính sách nào để đảm bảo sự công bằng cho người dân, đặc biệt là người dân khu vực thu phí? Nhà quản lý trước khi đưa ra quyết định cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng”, ông Dũng đặt vấn đề.

Theo ý kiến của vị chuyên gia này, để giảm ùn tắc giao thông cần đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Chỉ khi nào quy hoạch giao thông vận tải, nhà ở, đặc biệt là chung cư ở đô thị được quy hoạch một cách bài bản, có tầm nhìn xa thì vấn đề giao thông mới được giải quyết một cách triệt để. Bên cạnh đó cần khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng cách nâng cấp sự tiện lợi của dịch vụ này.

Phí được sử dụng thế nào?

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Giám đốc Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp) cho biết, việc thu phí phương tiện vào nội đô hiện nay chưa đủ cơ sở pháp lý. Hiện nay theo Luật Giao thông đường bộ chỉ được thu phí trong 2 trường hợp đó là phí tham gia giao thông và phí BOT. Nên vấn đề đặt ra với Sở GTVT Hà Nội, để thu phí được thì cần có quy hoạch hợp lý, cần đánh giá tác động của việc thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô lên đời sống kinh tế xã hội, và hơn hết cần phải nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân.

Hiện nay, người dân đang phải “gánh” rất nhiều các khoản thuế phí như phí đăng ký, lệ phí trước bạ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ,… Khi bổ sung thêm quy định này sẽ tạo hiệu ứng phí chồng phí vì vậy Sở GTVT Hà Nội cần xem xét, cân nhắc kỹ mục đích của loại phí đó nhằm đảm bảo tính khả thi khi đưa vào thực hiện.

“Về mục đích giảm ùn tắc, theo tôi việc thu thêm phí này hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng di chuyển cơ học dân cư từ ngoại tỉnh vào nội đô, nhiều người dân ở ngoại thành sẽ đổ xô vào nội thành để sinh sống hoặc lựa chọn giải pháp gửi xe trong nội thành để không phải nộp phí. Từ đó mật độ dân cư càng tăng cao, phương tiện giao thông càng nhiều và tình trạng ách tắc giao thông vẫn sẽ diễn ra”, luật sư Thái nói.

Cũng theo luật sư Thái, nếu đề án này được thực hiện, các cơ quan chức năng cũng cần phải minh bạch việc sử dụng phí đó như thế nào, người dân được hưởng lợi gì? Ví dụ như chúng ta có việc thu phí bảo trì đường bộ, việc này cũng nhằm hạn chế các phương tiện cá nhân và bảo trì, bảo dưỡng những tuyến đường. Tuy nhiên, nguồn phí đó đi đâu, được sử dụng như thế nào… đến nay dân không hề biết. Trong khi đó, các tuyến đường Nhà nước đầu tư vẫn xuống cấp trầm trọng và các BOT thu phí thì vẫn mọc lên?

 An Vũ