Thêm một bài thơ hay về đất nước “Đất nước mình…”

Bài thơ 8 chữ của một cô giáo người Hà Tĩnh đang gây xôn xao dư luận vì những sự thật ẩn trong từng câu chữ.

Trong những ngày gần đây, song song với câu chuyện cá chết trắng biển miền trung, bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam (trường THPT chuyên Hà Tĩnh) đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

 

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

 

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

 

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

 

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu… 

Bài thơ như tiếng khóc than cho đất nước thời bình! 

Bài thơ dung dị này dừng như chứ nỗi lòng buồn tủi của một người con đất VIệt, như khóc thương chi bà mẹ Tổ quốc đang chảy máu ngay trong thời bình, cũng là nỗi lòng của không biết bao nhiêu người dân nơi đất. Bài thơ như tiếng tở dài, thật chậm, mang đầy bi thương. “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” thốt lên ngạc nhiên, ngạc nhiên vầ những thứ không đổ thay của đất nước, những thứ không mấy vui vẻ gì. Con người Việt Nam “không chịu lớn”, “không biết kêu đòi” phải chăng vì tư tưởng cổ hủ lạc hậu thời thuộc địa vẫn còn ám ảnh đâu đó quanh đây?

“Đất nước mình lạ quá phải không anh”

“Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ” hẳn tác gia đang đề cập đến sự kiện chiếc bánh được thực hiện bởi làng nghề truyền thống Ước Lễ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây để chào mừng Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ (2002), được ghi tên vào quyển sách kỷ lục Guiness là chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới. “Những dự án tượng đài hàng tỉ” hẳn là làm người khác  nghĩ tới Sơn La với dự án khu tượng đài 1400 tỷ. Tiền đổ vào những hư vinh như thế khi đồng bào có nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, trẻ em ngay cả đến trường cũng là điều xa xỉ. Thời bình này nhưng sao “sinh mạng con người chỉ như cái móng ta” vô cùng nhỏ bé, vô cùng đáng thương. Bởi thế nên mới có hàng loạt vụ giết người không ghê tay như vụ Lê Văn Luyện hay giết cả nhà ở Binh Dương. Những sự kiện thực tế này đã một thời gây xôn xao dư luận. “Đất nước mình lạ quá phải không anh?”, nghe sao mà chua xót!

tuong dai

“Đất nước mình buồn quá phải không anh”

Những câu thơ tiếp theo như lời tiễn biệt những món quà thiên nhiên ngàn năm nay ban tăng “biển bạc rừng xanh cánh đồng lúa biếc”. Những thứ đất nước hình chữ S luôn tự hào đang mất dần theo năm tháng. Sự phát triển của đất nước kéo theo ” rừng đã hết và biển thì đang chết” khiến người ta không khỏi băn khoăn. Con người nhận lấy nhiều hơn là cho đi. Họ hủy diệt môi trường nhưng lại muốn mẹ thiên nhiên nuôi họ. Rừng chết bởi lâm tặc, bởi những dự án phá rừng vô lí, mà mới đây nhất là dự định phá rừng ở vườn quốc gia Yok Đôn ( Đăk Lăk) để làm thủy điện. “Biển thì đang chết”, xác cá trắng Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị, người xuống biển thì nhập viện thậm chí cả tử vong. Rồi đây cuộc sống của người dân sẽ ra sao? Trông mà ngậm ngùi…

Ca

Hai đoạn sau thì không có gì phải bàn bởi đây là nỗi lòng của mỗi người có tâm trong xã hội này. “Đất nước mình thương quá phải không anh”.

Bài thơ nhận được khá nhiều lời khen từ độc giả, tuy nhiên, cũng có những sự phản ứng trái chiều, cho rằng  bài thơ “phản động” hay “một giáo viên không nên viết như vậy”. Chẳng phải người ta bảo “văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm” hay sao? Vậy hà cớ chi mà trách cứ chỉ vì cô là giáo viên và cô nói lên sự thật, mà theo tôi, ai cũng nên nhìn lại một lần.

Bài thơ 8 chữ tuy không phải xuất sắc gì nhưng rất chân thật, làm người ta nhanh chóng liên tưởng đến câu chuyện “đất nước mình…” bao năm qua vẫn thấy. Đất nước của những anh hùng áo vải trong thơ của Nguyễn Đình Thi dường như đang lụi tàn từng ngày vì chính bàn tay chúng ta, từng ngày, tùng giờ, trong từng hành động. Đất nước tôi quá khí vinh quang thế, đất nước tôi tuyệt vời là thế. giờ không còn ngập trong đạn bom máu lửa mà chìm trong nỗi đau môi trường.

“Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…”

Nguồn: http://readzo.com/posts/