Sinh viên đang “đốt” thời gian vàng bạc
Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tự học của sinh viên và phải được sinh viên rèn luyện thường xuyên để mang lại hiệu quả học tập và thành công trong tương lai.
Nhưng trên thực tế, kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên hiện nay đang thực sự có vấn đề.
Thời gian để… lướt face, ngủ nướng
Giảng viên Hoàng Thị Phương – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – đã thực hiện một khảo sát trên 200 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Kết quả, phần lớn sinh viên đều nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian đối với hoạt động tự học là quan trọng. Tuy nhiên, giữa nhận thức và việc làm cụ thể lại khá khác biệt.
Bởi, chỉ có 18% sinh viên cho biết mình sử dụng thời gian cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp để nghiên cứu tài liệụ. Có tới 52% sử dụng nhiều thời gian ngồi máy tính để online, lên facebook; 46% dành nhiều thời gian trong ngày để ngủ nướng hoặc ngủ trưa. 29% cho biết dành nhiều thời gian để tham gia hoạt động xã hội và thể thao giúp cải thiện sức khỏe, hình thành và rèn luyện kỹ năng; 22% sử dụng nhiều thời gian lên thư viên nghiên cứu tài liệu.
Khảo sát của giảng viên Hoàng Thị Phương cũng đề cập đến tần suất sinh viên sử dụng thời gian cho tự học và nghiên cứu. Kết quả. chỉ 12% dành thời gian để học tập hàng ngày. Trong khi, có tới 36% sinh viên cho biết chỉ học khi có hứng và 52% chỉ học khi thi hoặc có bài kiểm tra.
Điều này, cho thấy việc dành thời gian cho học chỉ khi thi hay khi có hứng sẽ dẫn đến sinh viên gặp khó khăn trong việc nắm vững kiến thức hệ thống, từ đó, chất lượng học tập không cao. từ ó chất lứơng hoc tấp khống cao. Đây là một hạn chế lớn trong thói quen sử dụng thời gian để học tập của sinh viên.
Hiện nay, sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian cho việc tự học của bản thân, dẫn tới thời gian rảnh rỗi, dư thừa nhiều nhưng vẫn luôn cảm thấy quá tải, công việc chồng chéo, chất lượng công việc không cao… vì áp lực thời gian có ít.
Bên cạnh đó, trong 10 hoạt động cụ thể được đưa ra khảo sát, duy nhất một hoạt động được nhiều sinh viên thường xuyên thực hiện đó là: Học và làm bài tập về nhà (soạn giáo án) – chiếm 56%.
Có 4 hoạt động nhiều sinh viên thỉnh thoảng thực hiện đó là: Đọc sách giáo trình và tài liệu tham khảo trước khi học bài mới, lên thư viện nghiên cứu tài liệu, lên mạng tìm và nghiên cứu tài liệu, luyện nói tiếng Anh theo chủ đề.
Bất ngờ, có 5 hoạt động nhiều sinh viên chưa bao giờ thực hiện là: Học nhóm, trao đổi bài tập với bạn bè ngoài giờ học chính; tham gia các câu lạc bộ phục vụ cho việc học tập; lập bản đồ tư duy ôn tập cho kiểm tra và thi; tìm hiểu đề thi những năm trước và hệ thống kiến thức; ôn tập và chuẩn bị thắc mắc để hỏi giảng viên trên lớp.
Có 2 hoạt động rất ít sinh viên thường xuyên thực hiện, nhưng khi thực hiện lại đạt kết quả cao đó là: Ôn tập và chuẩn bị thắc mắc để hỏi giảng viên trên lớp; lập bản đồ tư duy ôn tập cho kiểm tra và thi.
Dành quá nhiều thời gian để thỏa mãn nhu cầu cá nhân
Tìm hiểu nguyên nhân, giảng viên Hoàng Thị Phương cho rằng, các mối quan hệ xã hội chiếm một khối lượng rất lớn trong quỹ thời gian của sinh viên; sinh viên chưa cân bằng được giữa thời gian để xây dựng và vun đắp cho các mối quan hệ xã hội với khoảng thời gian rất lớn dành cho hoạt động học tập.
Đa số sinh viên chưa đề ra được mục tiêu phấn đấu cho bản thân, chưa xác định được hoạt động quan trọng cần đầu tư nhiều thời gian để thực hiện. Vì vậy, họ chưa biết cách lập kế hoạch cho những hoạt động của mình. Một số sinh viên đã đề ra được kế hoạch hoạt động nhưng thiếu quyết tâm và nghiêm túc trong quá trình thực hiện.
Sinh viên chưa xác định đúng giá trị nghề nghiệp mình cần có, vì vậy chưa có động có học tập đúng đắn. Từ động có học tập chưa đúng khiến sinh viên chưa đầụ tư quản lý thời gian hiệu quả cho học tập, nghiên cứu.
“Sinh viên cũng dành quá nhiều thời gian để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân. Họ nhận thức được việc quản lý thời gian của mình là không hợp lý nhưng lại không quyết tâm thay đổi những thói quen không tốt đã tiêu tốn khá nhiều thời gian của họ” – giảng viên Hoàng Thị Phương cho hay.
Về nguyên nhân khách quan, giảng viên Hoàng Thị Phương cho rằng, môi trường học tâp ở ĐH có nhiều mới lạ, sinh viên chưa kịp thích ứng với phương pháp giảng dạy và học tập mới; sự quản lý về thời gian từ phía gia đình bị hạn chế. Chính sự tự do đó khiến sinh viên nhiều khi không ý thức được việc sắp xếp thời gian hợp lý.
Giảng viên chưa thực sự nghiêm khắc trong xử lý sinh viên vi phạm về thời gian học tập trên lớp. Đồng thời, việc kiểm tra đánh giá của công tác học sinh – sinh viên còn hạn chế, chưa đưa sinh viên vào nền nếp học tập.
Cũng phải kể đến nguyên nhân từ hạn chế trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Đơn cử, CLB kĩ năng sống của trường dù đã quan tâm đến việc trao đổi, chia sẻ về kĩ năng quản lí thời gian, nhưng thời lượng còn ít, sinh viên chưa được trải nghiệm rèn luyện và việc tham gia của sinh viên là tự nguyện.
Nên hiểu rõ nhịp sinh học của mình
Đưa ra lời khuyên, theo giảng viên Hoàng Thị Phương, sinh viên cần nhìn thẳng vào vấn đề, nhận thức rõ những khó khăn và thuận lợi cũng như tầm quan trọng, vai trò của rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian. Cần xác định mục đích học tập rõ ràng, kiên trì theo đuổi mục đích đến cùng; tự ý thức rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian một cách khoa học, thường xuyên cho các hoạt động của bản thân.
Sinh viên nên lập một kế hoạch thật đầy đủ và chi tiết cho tất cả các môn ngay từ đầu kỳ theo thời khóa biểu và lịch học của khoa để có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu các môn học. Đặt hạn chót, ưu tiên những việc cần giải quyết ngay, phân loại việc nhỏ và việc quan trọng, phức tạp. Sinh viên cũng nên hiểu rõ nhịp sinh học của mình, chú ý đến vấn đề không gian, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
“Hãy sẵn sàng bắt đầu thực hiện từ một điểm bất kì, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, anh chị, chia công việc thành nhiều nhiệm vụ nhỏ, sắp xếp, thực hiện theo trình tự thời gian hợp lý.
Về phía nhà Trường và giảng viên, nên chú trọng thiết kế và phát triển trang web, hệ thống thư viện riêng, mở hội thảo về quản lý thời gian, giới thiệu ngành học, phương pháp học, công việc sau khi ra trường giúp sinh viên thiết lập mục tiêu, định hướng cho bản thân.
Đồng thời, tổ chức dạy kĩ năng sống và triển khai lồng ghép dạy kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng quản lý thời gian cho sinh viên vào các môn học.
Công bố sớm và triển khai kế hoạch hoạt động của khoa và của trường cho sinh viên thông qua kế họach hàng năm, hàng kỳ, thời khóa biểu, lịch thi… để các em kịp thời lên kế hoạch học tập cho bản thân” – giảng viên Hoàng Thị Phương đưa ý kiến.
Theo Hiếu Nguyễn
Giáo dục & Thời đại