ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO “NẠN” BẮT NẠT TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

>> Thuốc nam chữa bệnh thận

>> X lý s liu SPSS, tư vn viết lun văn

>> Cho thuê phòng học – Classroom for lease

>> Đăng ký làm gia sư

>> Đăng ký tìm gia sư

(Việc “thả cửa” cho con cái dùng smartphone, máy tính sẽ khiến trẻ dễ bị bắt nạt trên mạng. Ảnh minh họa: Internet)

PV: Anh đánh giá như thế nào về thực trạng “bắt nạt trên mạng xã hội” hay còn gọi là “sỉ nhục online” khi mà thông tin trên mạng xã hội đang được lan truyền nhanh chóng hiện nay?

Hiện tượng bắt nạt trên các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là mạng xã hội diễn ra khá phổ biến, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng này đã trở thành một vấn nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Singapore và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Theo khảo sát của Trung tâm Phòng chống bạo lực thanh niên Mỹ, có tới gần 30% thanh thiếu niên Mỹ đi bắt nạt trên mạng hoặc là nạn nhân của hành vi này.  Năm 2013, có 463.000 trẻ ở Úc bị bắt nạt trên mạng xã hội.

Một cuộc khảo sát nhỏ của Yahoo! Việt Nam đã cho thấy hiện nay có hơn 14% người Việt trẻ đã và đang là nạn nhân của tình trạng này dưới các mức độ khác nhau.

Đáng lo ngại, nhiều người không lường trước được các hậu quả, tác hại của bắt nạt qua mạng. Họ cho rằng do việc thực hiện bắt nạt, chửi bới, sỉ nhục người khác được thực hiện qua mạng nên sẽ… không gây hậu quả nghiêm trọng, không bị phát hiện hay bắt quả tang.

Trước đây, trò bắt nạt chỉ chủ yếu xảy ra trong khuôn viên nhà trường hay trong xã hội thực tại. Nhưng sự phát triển của công nghệ đã đưa hành vi bắt nạt tới không gian mạng qua các thiết bị như điện thoại smart phone và máy tính bảng, laptop trên những trang mạng xã hội… Điều này dẫn đến vấn nạn bắt nạt trên mạng phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát gây ra những hậu quả khôn lường.

NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM CỦA THS THÂN TRUNG DŨNG

PV: Trước những nguy hiểm từ vấn nạn này như gây tổn thương về tinh thần, sức khỏe hay nghiêm trọng hơn là dẫn tới những vụ tự sát của nạn nhân khi bị “bắt nạt trên mạng”, Bộ TTTT đã phối hợp với các bộ ngành liên quan đề xuất, xây dựng và triển khai “Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội”. Vậy theo anh, liệu có giải quyết được triệt để vấn nạn này?

Theo tôi, “bắt nạt trên mạng xã hội” là một vấn đề xã hội và khó có thể đưa ra được một biện pháp giải quyết triệt để. Việc xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam” kết hợp thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước với những quy định cụ thể và những biện pháp “mềm” mang tính đạo đức, giáo dục là cách để hướng tới các giải pháp lâu dài cho cộng đồng sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi tính hiệu quả của Bộ quy tắt ứng xử này, gia đình, nhà trường và xã hội cần thực hiện ngay các giải pháp cấp bách và thiết thực khác để ngăn chặn vấn nạn này.

PV: Vậy đâu là giải pháp thiết thực nhất trong thời gian này để giải quyết tận gốc vấn nạn “bắt nạn trên mạng xã hội”?

Giải pháp cần thực hiện trong thời gian này là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục, định hướng cho con em mình những kỹ năng cần thiết khi bị bắt nạt trên mạng xã hội.

Gia đình:

Theo tôi, gia đình mà cụ thể là các bậc cha mẹ cần chủ động bảo vệ con cái trước nguy cơ bị bắt nạt trên mạng. Khi biết con mình bị bắt nạt trên mạng, cha mẹ cần ứng xử một cách thận trọng:

Các phụ huynh hãy quan tâm đến hoạt động của con trên mạng xã hội, tìm hiểu ngôn từ chúng sử dụng và chắc chắn rằng nó phù hợp và tử tế. Hãy cởi mở giao tiếp với con cái, dạy chúng sử dụng Internet một cách an toàn, có trách nhiệm chứ không nên cấm đoán con truy cập Internet bởi điều đó chỉ dẫn đến tác dụng ngược.

Cha mẹ hãy ứng xử với con như những người bạn tạo sự tin tưởng, gần gũi với con để khi bị bắt nạt trên mạng con sẽ chia sẻ với cha mẹ để cùng tìm cách giải quyết.

Nhà trường:

Giáo dục là một phần thiết yếu tạo ra sự thay đổi. Trẻ em cần thấy được sự cần thiết của lòng tốt, sự tử tế và trách nhiệm từ khi còn nhỏ. Hãy để trẻ học bài học giá trị này trong chương trình Đạo đức từ những năm đầu đến trường.

Hãy trang bị cho con trẻ những kỹ năng cơ bản khi bị bắt nạt qua mạng:

  • Lưu lại tất cả những tin đăng (post) và bình luận (comment) của kẻ bắt nạt.
  • Thông báo cho người lớn biết sau MỖI LẦN bị bắt nạt.
  • Chặn (block) kẻ bắt nạt trên mạng xã hội.
  • Gọi cho cảnh sát nếu bị kẻ bắt nạt đe dọa hãm hại.

Hãy dạy cho trẻ biết: Khi bị bắt nạt, trẻ có thể thông báo việc này cho bố mẹ, thầy cô, hoặc bất cứ người lớn nào mà trẻ tin tưởng. Dạy cho con biết bảo vệ chính mình là chìa khóa giúp con thành công trong cuộc sống.

Cộng đồng xã hội:

Cộng đồng xã hội đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm đến vấn nạn này. Cần phối hợp với nhau để tìm ra những giải pháp mang tính lâu dài bền vững cho người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam.

PV: Xin cám ơn Anh!

 

KHÁI NIỆM BẮT NẠT TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 Theo luật pháp Mỹ, “bắt nạt trên mạng” là hành động sử dụng công nghệ thông tin để làm tổn hại hay quấy rối người khác một cách chủ ý. Đó có thể là hành vi tung tin đồn về một cá nhân khiến người khác căm ghét nạn nhân, việc văng tục, bộc lộ sự bức xúc, giận dữ, đe dọa, buông những lời mạt sát, miệt thị… gây sốc đối với những ai làm họ cảm thấy “không ưa” hoặc là việc đưa lên mạng những nội dung như hình ảnh hay video khiến uy tín, danh dự của nạn nhân bị hủy hoại nghiêm trọng.