Có những điều giáo sư Ngô Bảo Châu chưa biết
Đọc bài GS Ngô Bảo Châu bàn về yêu nước trên BBC, giữa chừng thấy chán nên tôi bỏ. Nhưng rồi nhà thơ Đỗ Minh Tuấn chuyển lại với lời nhắn gửi: “Ngô Bảo Châu nói trên BBC là văn hóa Bắc kỳ là bản sao thu nhỏ của văn hóa Trung Hoa… nhưng lại thiếu hiểu biết về văn hóa Việt. Anh viết phản biện đi…” Tôi đọc lại và “bật ngửa” vì những dòng sau:
- Hoá ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất.
- Có lẽ vì đất nước của chúng ta nằm ở nơi cùng trời cuối đất mà trong gần hai ngàn năm, nó hầu như nằm bên rìa sự phát triển của văn minh của nhân loại.
- Người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường như là một dạng tối giản của văn minh Trung Hoa,
- Cảm giác quan tâm đó đến từ đâu, nếu không phải là khát vọng có ở trong mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân phận của một nơi cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng một sợi dây lơ lửng buộc vào Trung hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo.
Bài viết ngắn này xin bàn với Giáo sư đôi điều:
1. Giáo sư đứng ở chỗ nào để nói rằng đất nước chúng ta nằm ở nơi cuối đất cùng trời? Nếu tôi không lầm thì đó là cách nhìn của những nhà thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thế kỷ XVII. Xuất phát từ quan niệm Âu trung – châu Âu là trung tâm phát sinh văn hóa nhân loại, họ cho rằng người da trắng có sứ mệnh khai hóa các dân tộc man mọi phương Đông. Đến lượt mình, suốt nửa đầu thế kỷ XX, các học giả người Pháp của Viễn Đông Bác Cổ cố công chứng minh chủ nghĩa Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm phát sinh con người và văn hóa châu Á. Đông Nam Á là vùng trũng của lịch sử, không sáng tạo được bất cứ điều gì cho gia tài văn hóa nhân loại. Lớp lớp người Việt được dạy như thế và chúng ta tin như thế.
Nhưng sang thế kỷ này, khoa học nhân loại khám phá sự thực khác hẳn: 70.000 năm trước, con người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, sau 20.000 năm chung sống, họ hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. Sau đó người Lạc Việt lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh tiểu lục địa Ấn Độ, lên khai phá đất Trung Hoa rồi sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Từ khảo sát 5.000 chiếc răng hóa thạch tìm thấy ở châu Âu, khoa học xác nhận: 40.000 năm trước, người Việt cổ từ Đông Á đi qua Trung Á tới châu Âu. Tại đây, họ hòa huyết với người Europid vừa từ Trung Đông lên, sinh ra người Eurasian da đen, là tổ tiên người châu Âu. Trong huyết mạch người châu Âu hiện nay có phần không nhỏ dòng máu Lạc Việt! Không chỉ vậy, ngôn ngữ Lạc Việt cũng để lại vô số di duệ trong tiếng Anh: Water là biến âm cùa Nác; Sand là biến âm của Sạn; People là biến âm của Bí Bầu = người… Khoa học cũng chứng minh rằng, không chỉ văn hóa đá mới Hòa Bình mà người Việt còn mang giống cây trồng, vật nuôi cùng tư tưởng nông nghiệp tới phương Tây. Một sự thực được khám phá: Núi Đọ xứ Thanh là nơi phát tích của phần lớn loài người sống ngoài châu Phi.
2. Phải chăng “Người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.”?
Ý tưởng này không mới vì cũng như bao thế hệ người Việt khác, nó được dạy từ những nhà Tây học. Nhưng sang thế kỷ này, khoa học cho thấy sự thực trái ngược. Do từ 40.000 năm trước, người Lạc Việt là chủ nhân của Hoa lục nên 93% dân cư Trung Quốc hiện nay là con cháu của người Lạc Việt. Dù mang tên Hoa Hạ hay Hán, họ cũng là hậu duệ của người Việt cổ. Từ năm 1992, di truyền học phát hiện: người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Điều này có nghĩa, người Việt xưa từng là tổ tiên các dân tộc châu Á! Không chỉ vậy, khoa học cũng khám phá: tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Chữ tượng hình Giáp cốt văn là do người Lạc Việt sáng tạo. Mọi thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Hoa như kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch… là của người Việt! Tuy nhiên, do sự trớ trêu của lịch sử, người Việt Nam bị xâm lăng mất đất, bị chiếm đoạt văn hóa, lịch sử nên ngộ nhận là mình học nhờ đọc mướn từ Trung Hoa.
3. Gặp những cậu thanh niên xứ Nghệ nhếch nhác ở đất người, cũng như nhiều người khác, Giáo sư Ngô Bảo Châu không hề ngờ rằng, họ là hậu duệ của những người từ thềm Biển Đông lên định cư sớm nhất trên đất Việt Nam. Cái thứ tiếng nói trọ trẹ khó nghe của họ chính là dấu vết của ngôn ngữ Lạc Việt gốc, chẳng những làm nên tiếng nói Việt Nam mà còn là tiếng nói ban đầu của hơn một nghìn triệu người Trung Quốc hôm nay. Điều không dễ thấy là trong tâm hồn họ tiềm ẩn những yếu tố nhân chi sơ của văn hóa Việt…
Không trách Giáo sư vì những điều nói trên còn quá mới mẻ, chỉ được khám phá gần đây. Mong rằng khi biết được sự thật này, Giáo sư sẽ có suy nghĩ chín chắn hơn về con người và đất nước Việt Nam.
Nguồn: http://chungta.com/