“Chúng ta không thể tránh khỏi đổi mới giáo dục”
“Trong đời mình, con người không thể tránh khỏi 3 thứ là cái chết, đóng thuế và đổi mới giáo dục”. Trong cuộc trò chuyện với VietNamNet, giáo sư Carlos Alberto Torres đã chia sẻ nhiều điều thú vị về đổi mới giáo dục và ý niệm về thế hệ công dân toàn cầu mới.
GS Carlos Alberto Torres là Hiệu phó phụ trách công tác sinh viên của Trường Sau đại học Nghiên cứu về Khoa học Giáo dục và Thông tin, thuộc Trường ĐH California tại Los Angeles (Mỹ). Ông cũng là Giám đốc Chương trình Giáo dục Công dân toàn cầu và Học tập toàn cầu của UNESCO.
GS Carlos Alberto Torres: Tôi rất vui mừng khi được có mặt ở đây, tại báo VietNamNet hôm nay và xin gửi lời chào tới tất cả mọi người.
Tôi rất xin lỗi vì bản thân muốn trò chuyện bằng tiếng Việt Nam, nhưng tôi chỉ có thể nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Tây Ban Nha.
Vâng, quay trở lại với câu hỏi. Đó là chủ đề đã được bàn thảo đến rất nhiều trong các môi trường mang tính học thuật và nó hiện đã trở nên quan trọng hơn nhiều kể từ khi sáng kiến giáo dục công dân toàn cầu (GDCDTC) được khởi xướng lần đầu tiên và Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho xúc tiến vào năm 2012.
GDCDTC có 3 mục tiêu chính.
Thứ nhất là tạo ra các điều kiện để mọi người đều được sống trong tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Thứ hai là bảo vệ ý niệm về hòa bình – báu vật phi vật thể của nhân loại. Có một câu châm ngôn Hy Lạp cổ nêu rằng: “Thời bình, con cái chôn cất cha mẹ; thời chiến, cha mẹ chôn cất con cái”. Hòa bình mang tính gốc rễ.
Và cuối cùng, giáo dục vì sự phát triển ổn định sẽ cho phép ngăn chặn nền văn hóa kiểu mông muội tác động đến hành tinh – ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Có những lí do mà ý tưởng về công dân toàn cầu ám chỉ việc bảo vệ Trái Đất như ngôi nhà duy nhất.
GS Carlos Alberto Torres Có những lí do mà ý tưởng về công dân toàn cầu ám chỉ việc bảo vệ Trái Đất như ngôi nhà duy nhất. |
Thưa ông, đâu là những giá trị và kỹ năng mà một công dân toàn cầu cần có?
Trước hết là tầm nhìn. Công dân toàn cầu phải có tầm nhìn bao quát về thế giới. Tương tự như vai trò công dân như bình thường của một quốc gia, chúng ta còn là công dân của nhân loại.
Thứ hai là lương tâm toàn cầu. Cần phải dạy con, cháu của mình rằng, chúng ta không sống tách biệt trong thế giới này. Chúng ta là một phần của một tập hợp người.
Bạn biết tại sao không? Bởi vì những gì định hình ngày hôm nay. Vai trò công dân là về tính cộng đồng. Chúng ta đang ở VN. Là một xã hội, chúng ta có sự đa dạng về các nhóm dân tộc, đa dạng về các ngôn ngữ.
Cuối cùng, khi kêu gọi quan niệm về lương tâm tập thể, yêu cầu quan niệm về các quyền và nghĩa vụ tập thể, tôi đang kỳ vọng các khủng hoảng cần được giải quyết.
Chúng ta đang chứng kiến ở một số phần trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu hiện nay, một cuộc khủng hoảng về nhập cư.
Cần phải hiểu rằng GDCDTC là về nhân quyền và rằng những người hiện có thể đang không phải là công dân của một nước cụ thể nào, trong giây phút đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng, cần phải được bảo vệ. Chúng ta thực sự cần phải giang rộng vòng tay và tình đoàn kết.
GS Carlos Alberto Torres Các bạn hiện đang thử nghiệm phép biện chứng giữa sự toàn cầu và tính địa phương. |
Ông biết đấy, ở VN, khi nền kinh tế của chúng tôi phát triển, khoảng cách giàu – nghèo cũng lớn hơn. Đó là một vấn đề của VN. Theo ông, trong tương lại VN có thể làm gì hơn nữa để giáo dục các công dân của mình trở thành công dân toàn cầu thành công?
Nếu xem xét lĩnh vực bất động sản của Mỹ và khi bạn sắp sửa mua một ngôi nhà, những người kinh doanh sẽ nói với bạn 3 từ “vị trí, vị trí, vị trí”. Thứ biểu lộ cho giá trị của một nơi chốn là vị trí.
Trong hệ thống thế giới, nếu bạn hỏi tôi 3 từ đó là gì, tôi sẽ nói “giáo dục, giáo dục, giáo dục”.
Nói một cách khác, cái VN cần phải làm là tiếp tục đầu tư cho giáo dục.
Trong quá trình đầu tư này, VN cần phải đảm bảo rằng các trường phổ thông và đại học của mình nằm trong số các trường phổ thông và đại học tốt nhất trên thế giới.
Để làm được điều đó, các bạn không chỉ cần đầu tư, mà cần có cả tầm nhìn. Các bạn cần đổi mới nhiều hơn nữa.
Chúng ta đang sống trong một xã hội có 3 khái niệm mà mình không thể tránh ra khỏi. Đó là cái chết, việc đóng thuế. Mọi người trên thế giới này đều phải đóng thuế.
Và khái niệm thứ 3 chúng ta không thể tránh khỏi là sự đổi mới giáo dục.
Trong cuộc đời của bạn, sẽ có hơn một lần đổi mới giáo dục. Có lẽ VN đã sẵn sàng có những đổi mới giáo dục thêm nữa nhằm thu được các thành tựu phát triển kinh tế và tiến tới đảm bảo một vị trí quan trọng trong lịch sử của châu Á và lịch sử của thế giới.
“Phép biện chứng toàn cầu – địa phương”
Đổi mới giáo dục ở VN đã được tiến hành hơn 30 năm qua. Chúng tôi luôn tiến hành đổi mới giáo dục, nhưng đôi khi chưa mang lại kết quả như mong muốn. Chúng tôi vẫn luôn cố gắng để đổi mới. Tôi muốn nêu cho ông thấy một ví dụ, một bà mẹ không bao giờ ra nước ngoài trong suốt cuộc đời mình và sống trong một môi trường mà những người xung quanh không nói tiếng Anh. Liệu ông có thể đưa ra những lời khuyên cho người phụ nữ ấy về cách dạy conmình trở thành các công dân toàn cầu?
Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng. Chúng ta đã có thể thông qua việc tiếp cận với truyền thông đại chúng, thông qua các chương trình truyền hình không được sản xuất tại VN. Đâu là các hình ảnh về vẻ đẹp?
Đó có phải là người đàn ông hay phụ nữ VN hoặc một phụ nữ tóc vàng ở Los Angeles hay một nam giới da đen ở Malibu gần nơi tôi sống – những hình ảnh được tạo ra, xây dựng thông qua truyền hình dựa trên các nguyên tắc và một trong số chúng cũng đẹp hơn?
Điều mà tôi nói đầu tiên và trước hết là chúng ta sẵn sàng dồn dập đưa ra các thông điệp về cái gì là công bằng, cái gì là vẻ đẹp hay cái gì là đúng, cái gì là lẽ phải.
Chúng ta đang trong quá trình không chỉ xem mình ti vi.
Hãy truy cập Internet, chúng ta đã có đủ tài liệu ở đó để bắt đầu hiểu sự đa dạng của cuộc sống hàng ngày bên ngoài.
Những điều mà tôi có thể nói với bà mẹ trẻ đã có con và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, trước tiên là hãy đảm bảo các con nói tốt ngôn ngữ phổ thông nhất của nhóm xã hội và ngôn ngữ phổ thông nhất của đất nước, và thông thạo thêm một ngoại ngữ, ít nhất là tiếng Anh. Nếu học ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai ở độ tuổi còn nhỏ, chúng sẽ trở nên học hỏi giỏi hơn.
Yếu tố thứ hai mà tôi sẽ nói là mở rộng kiến thức. Các bạn hiện đang thử nghiệm, dù bạn công nhận hay không, phép biện chứng giữa sự toàn cầu và tính địa phương.
GS Carlos Alberto Torres: Phụ huynh cần phải có tầm nhìn tập thể – một khái niệm về ý thức xã hội phổ quát. |
Bạn dường như đang sống tại địa phương, nhưng liên tục bị các hình ảnh, các quy tắc và đủ mọi thứ đặc thù không phải của địa phương tấn công dồn dập.
Do đó, điều xảy ra với quá trình toàn cầu hóa là khiến các ông bố và bà mẹ phải nhận thức được rằng những gì đang xảy ra cách đây hàng ngàn dặm đang tác động đến những gì đang xảy ra ở đây ngay lúc này, và những gì đang xảy ra ở đây ngay lúc này làm biến đổi những gì xảy ra cách đây hàng ngàn dặm.
Nói một cách khác, họ cần phải có tầm nhìn tập thể – một khái niệm về ý thức xã hội phổ quát.
Và hãy để bọn trẻ giải thích cho họ biết về cách chúng phải kết nối thông qua internet.
Một điều thú vị là câu nói đùa mà tôi thường sử dụng mỗi khi giảng dạy power points là nếu bạn không biết khởi động lại máy tính, hãy hỏi đứa con 12 tuổi của bạn.
“Nữ hoàng thiết yếu” và giai thoại triết gia
Ông biết đấy, còn một số vấn đề nảy sinh trong quá trình VN hội nhập với thế giới. Chẳng hạn như, khi các lao động VN làm việc cho các công ty nước ngoài hay làm việc ở hải ngoại, các ông/bà chủ người nước ngoài hay than phiền về tính thiếu kỷ luật của họ. Người Việt Nam không có thói quen tuân thủ kỷ luật hoặc xếp hàng khi mua hàng hay đi vào một số địa điểm. Vậy theo ông, đối với người Việt Nam, việc rèn luyện để có tính kỷ luật có quan trọng không nếu họ muốn trở thành một công dân toàn cầu?
Tính kỷ luật là thiết yếu. Tính kỷ luật cũng có thể học được. Có một số người tự nhiên đã có tính kỷ luật.
Hãy nghĩ về một môn thể thao. Bạn cần phải rèn luyện đúng không? Trong một môn thể thao, bạn sát hạch cơ thể của mình, đẩy nó tới các giới hạn.
Để xây dựng một tư tưởng, tư tưởng có hệ thống nhất mà một học giả có thể tạo dựng nên chỉ có được thông qua tính kỷ luật. |
Muốn cạnh tranh và để cạnh tranh, bạn cần phải rèn luyện tính kỷ luật và nếu không có tính kỷ luật bạn sẽ không thể cạnh tranh, ít nhất ở điểm: họ đào tạo suốt nhiều tiếng đồng hồ, họ tập luyện, họ ăn và uống một cách phù hợp – đó là tính kỷ luật.
Điều tương tự áp dụng với bất kỳ người lao động nào và bất kỳ ai. Nói một cách khác, tính kỷ luật là nữ hoàng trong những thứ thiết yếu.
Để xây dựng một tư tưởng, tư tưởng có hệ thống nhất mà một học giả có thể tạo dựng nên chỉ có được thông qua tính kỷ luật.
Hãy để tôi hoàn thiện luận điểm này bằng những giai thoại về triết học và triết gia.
Mọi người đều biết đến Immanuel Kant – nhà triết học vĩ đại của trường phái Khai sáng. Immanuel Kant vô cùng kỷ luật.
GS Carlos Alberto Torres: Tính kỷ luật không nhàm chán. Tính kỷ luật là thiết yếu. |
Kỷ luật đến mức khi ông bước vào trong studio của mình, ông sẽ cho hạ các rào chắn và chỉ nâng lên cho người mang thức ăn đến, rồi lại hạ xuống ngay để đảm bảo không ai đến làm phiền mình.
Và đến một giờ nhất định trong ngày, ông sẽ hạ rào chắn và rời khỏi nơi làm việc.
Vì vậy, khi mọi người trong thành phố nhìn thấy Immanuel Kant, họ sẽ nhìn đồng hồ của mình và điều chỉnh nó ở mốc 5h chiều, vì họ biết rằng người đàn ông có tính kỷ luật ấy sẽ hoàn thành công việc vào lúc 5h chiều.
Đây là nhà triết học có ý chí kỷ luật tuyệt vời và luôn làm các công việc của mình ở những thời điểm nhất định.
Tính kỷ luật không nhàm chán. Tính kỷ luật là thiết yếu.
Bản thân tôi là một người viết rất tốt. Bạn biết làm sao tôi đạt được điều đó hay không? Bằng cách viết và viết không ngừng cho tới khi tôi hài lòng với bài viết của mình. Nó làm mất tới hàng ngàn trang viết cho việc rèn luyện viết lách.
(Còn tiếp)
- Thực hiện:Hạ Anh – Ngân Phương – Thanh Bình
- Clip:Xuân Qúy – Huy Phúc
- Ảnh: Lê Anh Dũng
- Nguồn: vietnamnet.vn