6 tác phẩm “độc”của sinh viên về bình đẳng giới

Đó là phóng sự về chàng trai hơn 10 năm đi tìm đam mê múa ba lê trước sự phản đối của gia đình; một người đàn ông nhận ra rằng cần chia sẻ công việc gia đình với người vợ hay MV độc đáo với thông điệp xóa bỏ định kiến về giới tính.

6 tác phẩm sáng tạo “made in sinh viên” được lọt vào vòng chung khảo sự kiện “Adam thời mới” thể hiện quan điểm và tiếng nói về bình đẳng giới ở Việt Nam, khám phá khía cạnh vai trò và trách nhiệm của nam giới trong việc thúc đẩy bình đẳng giới như osin nam, nam giới và gánh nặng sinh con trai, sự hoán đổi vị trí của người chồng, người vợ.

Ước mơ 10 năm…múa ba lê

Đó là câu chuyện được kể trong phóng sự “Ước mơ 10 năm của chàng trai 21 tuổi” của nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.

6 tác phẩm độc đáo của sinh viên về bình đẳng giới

Câu chuyện về chàng trai 15 năm đam mê múa ba lê mặc dù bị gia đình phản đối.

Câu chuyện về chàng trai 15 năm đam mê múa ba lê mặc dù bị gia đình phản đối.

Câu chuyện kể về chàng trai sinh ra ở Thái Bình có ước mơ trở thành vũ công múa ba lê từ khi 8 tuổi. Cậu múa suốt ngày, mọi nơi ngay cả lúc tắm để theo đuổi đam mê của mình khi lớn lên. Nhưng…ước mơ ấy bị dập tắt khi mẹ cậu phản đối bởi định kiến gia đình “con trai thì không được học múa, học múa là ẻo lả, là bê đê, bị người ta khinh”…,Bố cậu muốn cậu ấy trở thành kỹ sư, bác sỹ…

Rồi một ngày, khi cậu bước chân vào ĐH Khoa học Tự nhiên, cậu vẫn băn khoăn, ước muốn được theo nghề múa. Cậu đăng ký lớp học múa ba lê buổi tối nhưng cậu bị bạn bè phá lên cười nói “con trai là phải làm công to việc lớn”.

Nhóm

Nhóm “Đam mê” gồm những bạn sinh viên đến từ Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn lên tiếng nói chung tay chống bất bình đẳng giới.

Chàng trai 21 tuổi đi tìm đam mê múa ba lê.

Chia sẻ về ý nghĩa clip này, bạn Hoàng Hương (nhóm Đam mê) nói: “Chàng trai ấy vẫn quyết định theo đuổi đam mê của mình, cậu đăng ký lớp học múa. Qua video này, chúng em muốn truyền thông điệp đừng để định kiến cướp đi đam mê của bạn, nam cũng có thể làm giáo viên mầm non, học múa…”.

Đó cũng là nội dung mà tác phẩm kịch của nhóm sinh viên ĐH Xây dựng với tựa đề “Lặng” hướng tới. “Lặng” bày tỏ thực trạng định kiến của bố mẹ ép buộc con trai mình theo nghề mà họ mong muốn, phải thi trường đại học thuộc ngành kinh tế chứ không được theo nghề nhiếp ảnh…

Chúng tôi muốn nói rằng, tương lai của các bạn trẻ phụ thuộc vào hành động của ngày hôm nay, đừng để định kiến giới phá hủy đam mê và hạnh phúc của bạn”, Trịnh Thái Hải Phong (SV ĐH Xây dựng) cho biết.

Osin nam giới…

Đó là một trong những thông điệp mà các bạn sinh viên hướng đến nhằm chuyển tải nội dung về định kiến công việc, vai trò của nam giới, nữ giới.

 Triển lãm trưng bày tranh ảnh, đồ vật thể hiện sự bình đẳng giới.

Triển lãm trưng bày tranh ảnh, đồ vật thể hiện sự bình đẳng giới.

6 tác phẩm độc đáo của sinh viên về bình đẳng giới

Sáng tạo trong cách thể hiện, các bạn sinh viên nhóm Ami hóa thân thành cặp vợ chồng trẻ. Người chồng đi làm, đi nhậu với bạn bè; còn người vợ có bổn phận chăm sóc con cái, làm việc nhà. Rồi một ngày, người chồng vào vai “osin” trong gia đình, trải qua những công việc bếp núc của người phụ nữ.

Thông điệp mà video “Gương” gửi đến đó là: “Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu chia sẻ công việc gia đình với người phụ nữ của mình”.

Video “Gương” của nhóm Ami đoạt giải Nhất sự kiện “Adam thời mới”.

Ở góc nhìn khác, nhóm “Moon Fox” của các bạn sinh viên năm nhất khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền gửi đến mọi người câu chuyện, không phải bình đẳng giới là vợ phải biết sửa quạt, chồng phải lo cơm nước, đón con…hay phụ nữ phải lo việc gia đình, còn việc xã hội là của nam giới.

Định kiến sinh con gái

Chuyển tải lời tự sự của một chàng trai trẻ mới có gia đình và muốn có con trai. Chàng trai trẻ thất vọng khi vợ thông báo mình sẽ có con gái. Và rồi…chàng nhận ra rằng: “Hạnh phúc là sự lựa chọn hay là điều tốt trong tim mỗi chúng ta/ Dù nam nữ khác nhau nhưng hãy gắn bó cùng nhau”.

 Bức tranh do các bạn sinh viên vẽ thể hiện quan niệm

Bức tranh do các bạn sinh viên vẽ thể hiện quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.

“Công trình” do các sinh viên tự làm.

Mỗi clip ca nhạc, phóng sự đều chứa đựng nhiều câu chuyện đầy ý nghĩa bằng chính sự sáng tạo độc đáo, hồn nhiên đậm chất sinh viên. Mỗi nhóm góp tiếng nói truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò của nam giới đối với bình đẳng giới ở Việt Nam.

Thiên Di – Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: http://soha.vn/xa-hoi/6-tac-pham-doccua-sinh-vien-ve-binh-dang-gioi-20130625213053413.htm