Vov1: Chuẩn bị tâm lý như thế nào nếu bạn phải cách lý

Thưa quý vị và các bạn! Dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp tại 61/63 tỉnh, thành phố với số ca mắc lên đến hàng nghìn người mỗi ngày. 19 tỉnh thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trước áp lực lớn của sự gia tăng số lượng người mắc, các giải pháp và phương án điều trị, cách li đã và đang được ngành y tế và nhiều địa phương đưa ra nhằm giảm tải cho các điểm cách li tập trung và các bệnh viện cũng như khoanh vùng dập dịch. Các F0, F1 không có triệu chứng hoặc có tải lượng vi-rút ít đã được tính đến phương án cách li tại nhà. Đây là việc làm rất cần thiết và có thể là phương án hữu hiệu nhằm giảm bớt áp lực cho đội ngũ y tế và các lực lượng khác trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Hành động vì sức khỏe công cộng như cách li tại nhà, cách li giao tiếp xã hội là cần thiết để làm giảm sự lây lan của COVID-19 nhưng có thể khiến chúng ta cảm thấy bị cô lập, đơn độc và có thể làm gia tăng căng thẳng và lo lắng. Ngoài việc bị ảnh hưởng trực tiếp vì giãn cách, phong tỏa, còn có nguyên nhân vì nhiều người sợ bản thân họ nhiễm bệnh hoặc lây bệnh cho những người thân. Làm thế nào để vượt qua dịch bệnh, đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm cũng như vượt qua những rào cản tâm lí của người bệnh và những người xung quanh khi thực hiện cách li y tế tại nhà là nội dung của chương trình Đối thoại hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời tham gia chương trình hôm nay:

PGS TS Nguyễn Ngọc Phú – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.

Tiến sĩ xã hội học Thân Trung Dũng, Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Phát triển Tri thức, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển.