Tiến sĩ Thân Trung Dũng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

LÍ LỊCH KHOA HỌC

Họ và tên: Thân Trung Dũng

Ngày, tháng, năm sinh: 16/12/1979

Giới tính: Nam

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Tình trạng hôn nhân: Đã lập gia đình

Sức khoẻ: Tốt

Quốc tịch: Việt Nam

Đơn vị công tác hiện nay: Học viện Hậu cần, Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Phát triển Tri thức – ITCD (Cơ quan kiêm nhiệm)

Hội viên Hội Xã hội học Việt Nam, Hội viên Hội tâm lý – Giáo dục học Việt Nam, Hội viên Hội nhà báo Việt Nam

Chức vụ: Giảng viên, Giám đốc Trung tâm ITCD, Nghiên cứu viên chính.

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý KH&CN, Tiến sĩ Xã hội học.

Lĩnh vực ưa thích: Nghiên cứu các vấn đề về Xã hội học Sức khoẻ – Bệnh tật, hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; xã hội học KH&CN và Môi trường; vấn đề về Gia đình & Trẻ em, quyền trẻ em, hoạt động Truyền thông – Vận động về quyền trẻ em, giáo dục trẻ em; Xã hội học thanh niên, giáo dục giá trị, định hướng giá trị của thanh niên, sinh viên; nhân lực, phát triển nguồn nhân lực.

Nguyên quán: Bình Lê – Lan Giới – Tân Yên – Bắc Giang.

Chỗ ở hiện nay: Phòng 1517 – Khu chung cư Học viện Hậu cần, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội.

Điện thoại: Cơ quan: 04.39951803; di động: 0965.611.555 hoặc 0965355712

Địa chỉ mail: thantrungdung@gmail.com


  1. GIÁO DỤC
  2. Đại học

Hệ đào tạo:          Chính quy                Thời gian từ 9/1999 đến 8/2003

Nơi học (trường, thành phố):  Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội

Ngành học: Xã hội học

Tên đề tài khoá luận tốt nghiệp: Động cơ học tập của sinh viên hiện nay (Qua khảo sát tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền).

Thời gian và nơi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp:            ngày 17/7/2003, Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội

  1. Đào tạo sỹ quan dự bị

Hệ đào tạo:          Chính quy                Thời gian từ 9/2006 đến 12/2006

Nơi học (trường, thành phố):  Trường Quân sự quân khu 3, Hải Dương

Ngành học: Bộ binh

Tên các môn thi tốt nghiệp:    Điều lệnh quản lý bộ đội + Chiến thuật

Thời gian và nơi thi tốt nghiệp: Tháng 12/2006, Trường Quân sự quân khu 3, T.T Sao Đỏ, Hải Dương.

  1. Cao học

Hệ đào tạo: Chính quy                        Hình thức đào tạo: Không tập trung.

Thời gian từ tháng 11/2006 đến 11/2009.

Nơi học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

Ngành: Khoa học quản lý              Chuyên ngành: Quản lý KH&CN    

Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (Nghiên cứu trường hợp Làng nghề Sơn Mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội)

Thời gian và nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: Ngày 20 tháng 12 năm 2009, trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

  1. Nghiên cứu sinh

Hệ đào tạo: Chính quy                        Hình thức đào tạo: Không tập trung.

Thời gian từ 2012 đến 2017.

Nơi học: Học viện Khoa học Xã hội.

Chuyên ngành: Xã hội học   

Tên luận án: Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay.

Thời gian và nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: Ngày 8/6/2017, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 477, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THAM GIA

Từ tháng 8/2003 đến tháng 10/2004: Làm việc tại Trung tâm Nghiên Cứu Giới và Phát triển – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây, tôi đã tham gia một số hoạt động khoa học chính như sau:

  1. Tháng 8/2003, làm cán bộ điều tra cho dự án: “Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” của Tổ chức Thầy thuốc thế giới Pháp – Đại học Y Hà Nội, triển khai tại tỉnh Bắc Cạn.

2.Tháng 10/2003, tham gia khảo sát cho đề tài: “Gia đình và Giới trẻ” – Phòng gia đình – Viện Xã hội học triển khai tại Gia Lâm – Hà Nội và Khoái Châu – Hưng Yên.

  1. Tham gia đề tài cấp Nhà nước “Gia đình Việt Nam” Viện Nghiên cứu Thanh niên thực hiện tại 10 tỉnh/thành trên cả nước.
  2. Tham gia đề tài “Bạo lực gia đình” – Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển thực hiện, UNFPA tài trợ, triển khai tại 3 tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình với tư cách là người tham gia thu thập số liệu, viết báo cáo.
  3. Tháng 2/2004 tham gia chương trình đánh nhanh giá dự án: “Nâng cao năng lực cho Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam và nhóm phụ nữ có nguy cơ cao về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em” do ActionAidVietnam tài trợ triển khai ở hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định.
  4. Tháng 3/ 2004, tham gia trợ giảng trong đợt “Tập huấn về giới, bình đẳng giới” cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ hội phụ nữ tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên (Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World vision) tài trợ).
  5. Tháng 4/2004, tham gia đề tài “Nhận thức, thái độ của học sinh THCS về HIV/AIDS” do Plan Hà Nội tài trợ, Viện nghiên cứu Thanh niên thực hiện.
  6. Tháng 9/2004 tham gia điều tra và xử lý số liệu cho đề tài “Vị trí, vai trò của nhóm xã hội vượt trội trong quá trình CNH – HĐH nông thôn, nông nghiệp” – Phòng Xã hội học Sức khoẻ & Phát triển – Viện Xã hội học triển khai tại Nam Định và Hà Tây.
  7. Tham gia xử lý số liệu, viết báo cáo cho đề tài “Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” – Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện.
  8. Từ tháng 8 đến tháng 10/2004, tham gia viết báo cáo cho “Dự án quy hoạch khu đô thị du lịch sinh thái – văn hoá tây Hạ Long – Quảng Ninh” – Phòng Xã hội học Sức khoẻ – Viện Xã hội học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện.
  9. Tháng 10/2004, tham gia thiết kế bộ công cụ và thu thập thông tin, xử lý số liệu, thong tin cho đề tài “Nghiên cứu một số quan hệ xã hội trong bệnh viện và ảnh hưởng của nó đến chất lượng cung cầu dịch vụ khám chữa bệnh ngày nay” – triển khai tại 10 tỉnh thành trên cả nước, Bộ y tế chủ trì, Phòng Xã hội học Sức khoẻ & Phát triển – Viện Xã hội học thực hiện.

Từ tháng 10/2004 đến 2/2005: Làm cán bộ dự án tại Trung tâm Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS (SHAPC). Tại SHAPC tôi đã tham gia các hoạt động chính sau:

  1. Các hoạt động chính của dự án: thành lập đội ngũ tuyên truyền viên tại các địa bàn dự án, mở các khoá tập huấn nâng cao kiến thức phòng tránh HIV/AIDS cho đội ngũ tuyên truyền viên, cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm, sách truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao và những người dân có nhu cầu trong khu vực dự án, tổ chức các đợt tuyên truyền về HIV/AIDS thường kỳ hàng tháng xuống cộng đồng; phối kết hợp và tăng cường học hỏi kinh nghiệm phòng chống HIV/AIDS với huyện Xiêng Khouảng Lào.
  2. Giám sát dự án “Đẩy mạnh các hoạt động tự hỗ trợ của người nhiễm” tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh do Care Internation tài trợ. Hoạt động chính của dự án: thành lập các câu lạc bộ bao gồm những người nhiễm HIV, mở các khoá tập huấn nâng cao kiến thức về phòng tránh lây nhiễm, giúp họ có thể tự chăm sóc cho nhau, cung cấp bao cao su, thuốc, các dụng cụ y tế phục vụ cho việc phòng tránh lây nhiễm…
  3. Giám sát dự án quá “Cà phê tư vấn” tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên. Các hoạt động chính của dự án là tư vấn về tình yêu, tình dục, các kiến thức liên quan đến HIV/AIDS cũng như cuộc sống của tuổi trẻ, cung cấp bao cao su, sách truyền thông về HIV/AIDS miễn phí, tổ chức các buổi giao lưu ca nhạc về chủ đề phòng chống HIV/AIDS.
  4. Tham gia giám sát dự án “Cung cấp bao ca su, giàu bôi trơn cho các đối tượng đồng tính nam (man sex man (MSM))” – Care Internation tài trợ. Hoạt động chính của dự án là tập huấn nâng cao kiến thức về phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cung cấp trợ giá bao cao su, giàu bôi trơn cho các đối tượng đồng tính qua đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên là MSM.
  5. Thiết kế và thực hiện đánh giá giữa kỳ dự án “Tăng cường hợp tác song phương giữa tỉnh Nghệ An và Xiêng khoảng (Lào) trong phòng chống HIV/AIDS”

Từ tháng 2/2005 đến tháng 9 năm 2006: Làm việc tại Phòng Xã hội học Sức khoẻ & Phát triển – Viện Xã hội học. Tại đây, tôi đã tham gia những hoạt động khoa học chính sau:

  1. Tham gia thiết kế bộ công cụ, thu thập thông tin, viết báo cáo cho đề tài “Điều tra cơ bản về kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng phục vụ xây dựng chiến lược truyền thông vận động về Quyền trẻ em giai đoạn 2006 – 2010” do UBDSGĐTE chủ trì, Phòng Xã hội học Sức khoẻ – Viện Xã hội học thực hiện, UNICEF tài trợ.
  2. Tham gia khảo sát cho dự án “Tác động của điện khí hoá nông thôn” do Bộ Công nghiệp chủ trì, Viện Xã hội học thực hiện, được sự hỗ trợ của tổ chức SIDA Thuỵ Điển và Ngân hàng Thế giới.
  3. Tham gia viết đề cương, thiết kế bộ công cụ, thu thập số liệu, xử lý và viết báo cáo đánh giá chương trình “Vì ánh mắt trẻ thơ” – UBDSGĐTE chủ trì, UNILIVER Việt Nam tài trợ, Viện Xã hội học thực hiện.
  4. Tham gia xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS cho đề tài “Nghiên cứu mức độ thoả mãn của khách hàng đối với các ấn phẩn của Trung tâm Tin học và một số ấn phẩm của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và đề xuất các giải pháp có hiệu quả phục vụ thông tin của Trung tâm cũng như một số đơn vị xuất bản thông qua ấn phẩm” do Trung tâm tin học – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chủ trì, Viện Xã hội học thực hiện.
  5. 6/2005, tham gia thiết kế đề cương dự án “Đánh giá hành vi tìm kiếm DVCSSKBM của phụ nữ dân tộc tộc thiểu số” do Bộ y tế chủ trì, UNICEF tài trợ.
  6. Tham gia thu thập số liệu viết chuyên đề đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của bảo hiểm xã hội Việt Nam” – Viện xã hội học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2005.
  7. 8/2005, thiết kế đề cương “Đánh giá cuối kỳ dự án câu lạc bộ phóng viên nhỏ” tại Thừa Thiên Huế do Plan Internation tài trợ.
  8. Tham gia xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS cho đề tài “Cựu chiến binh trong công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Năm 2006, Hội cựu chiến binh – Viện Khoa học Xã hội triển khai.

Từ tháng 12 năm 2006, làm giảng viên khoa Công tác Đảng, công tác Chính trị – Học viện Hậu cần:

  1. Tham gia giảng dạy các môn: Xã hội học đại cương; xã hội học quân sự; tâm lý học đại cương, tâm lý học lãnh đạo quản lý bộ đội.
  2. Năm 2008, tham gia “Diễn đàn các nhà khoa học trẻ, 2008” (Sáng tạo trẻ, 2008) do Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Bộ Khoa học & Công nghệ; Đại học quốc gia Hà Nội đồng tổ chức; Tổng công ty Viễn Thông Vetell quân đội tài trợ, với vai trò là Tổng thư ký diễn đàn, người điều hành các thảo luận nhóm trong diễn đàn.
  3. Năm 2008, tham gia thực hiện đề tài cấp học viện: Định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội – bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay, đã nghiệm thu đạt khá.
  4. Năm 2008, viết 2 chuyên đề thuộc đề tài cấp bộ (Bộ y tế) đã nghiệm thu, đạt khá: 1/ “Mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân trong bối cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển của hệ thống y tế việt nam hiện nay”. 2/ “Y đức thầy thuốc trong tình hình mới”.
  5. Năm 2008, tham gia đề tài: Đánh giá tác động của các sản phẩm truyền thông do Uỷ ban DSGĐTE sản xuất đối với công tác DSG ĐTE các cấp trong thời gian quaViện Chiến lược và Chính sách DSGĐTE thực hiện.

Tháng 01 năm 2009, làm kiêm nhiệm tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Phát triển Tri thức – itcd thuộc Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, Số nhà C18.TT16, Đô thị mới Văn Quán, Hà Nội, chức vụ: Giám đốc, Phó ban văn hoá xã hội, Tạp chí Truyền thống và Phát triển (3/2012).

  1. Năm 2009, viết chuyên đề: “Những phong tục tập quán có hại cho sức khoẻ ở khu vực nông thôn”, thuộc đề tài cấp bộ: Tác động của các yếu tố văn hoá đến công tác chăm sóc sức khoẻ công đồng nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.
  2. Năm 2009, viết chuyên đề cấp bộ: “Lý luận về văn hoá Việt Nam trong bối cảnh  đổi mới”. Thuộc đề tài cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế giới về mô hình phát triển xã hội và quản lý xã hội” do PGS.TS Vũ Mạnh Lợi – Viện Xã hội học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam làm chủ nhiệm (2008 – 2010).
  3. Từ 2009 – 2012, tham gia dự án Cải cách chính sách giáo dục Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu Phân tích Chính sách – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ trì, Viện Losa Luxemburg – Cộng hoà Liên Bang Đức tài trợ. Trong khuôn khổ dự án, tham ra các hội thảo của dự án, xử lý, phân tích số liệu, viết báo cáo: Khảo sát việc làm của sinh viên sau khi ra trường khảo sát tại 3 miền Bắc, Trung Nam.
  4. Tham gia viết giáo trình cấp bộ (Bộ quốc phòng): “Những hiện tượng tâm lý xã hội trong cơ quan phân đội hậu cần”, 2010.
  5. Tài liệu tham khảo: “Một số phương pháp nghiên cứu xã hội học” chủ nhiệm, 2010.
  6. Năm 2010 – 2011, “Tổng kết thực tiễn, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương” (đề tài cấp tỉnh) thư ký đề tài.
  7. Năm 2010 – 2011, tham gia đề tài cấp tỉnh “Thực trạng văn hoá đọc của thanh thiếu niên tỉnh Bình Dương”.
  8. Năm 2010 – 2011, tham gia đề tài cấp tỉnh “Khảo sát thực trạng và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
  9. Đề tài cấp Học viện Hậu cần: “Động cơ học tập của sinh viên dân sự ở Học viện Hậu cần hiện nay” (chủ nhiệm), đạt giải nhì cuộc thi Tuổi trẻ sáng tạo Học viện Hậu cần.
  10. Năm 2011, Tư vấn về chuyên môn cho đề tài cấp tỉnh: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý xã, thị trấn ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay”.
  11. Năm 2012, thiết kế bộ công cụ, đề cương nghiên cứu, khảo sát, làm thư ký cho đề tài: Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển làng nghề phục vụ mục tiêu CNH, HĐH ở tỉnh Hưng Yên. (Đang thực hiện)
  12. Tham gia “Nghiên cứu tác động tâm lý, kinh tế, xã hội đến quá trình theo dõi, chăm sóc và điều trị người bệnh đồng nhiễm lao/HIV”, khảo sát tại Hà Nội, Nam Định, Bộ Y tế chủ trì.
  13. Năm 2012, tham gia đề tàiPhòng chống buôn bán người trong nuớc với mục đích cuỡng bức lao động” do Mỹ tài trợ, Tổ chức Buôn người Quốc tế (IOM), Nhóm nghiên cứu Viện Xã hội học, Bộ Công an phối hợp thực hiện (7/2012).
  14. Năm 2012, tham gia đề tài “Nghiên cứu Giới và Gia đình Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) triển khai tại 9 tỉnh/thành phố từ tháng 8 – tháng 10/2012.
  15. Năm 2013, tham gia đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động của việc sửa đổi luận hôn nhân – gia đình – Cơ quan quản lý Văn phòng Quốc hội, cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu Kinh tế – Xã hội và Môi trường, Viện xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
  16. Năm 2013, tham gia đề tài Thực trạng đời sống văn hoá xã hội của cư dân nông thôn Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  17. Năm 2013, Hoạt động từ thiên nhân đạo của người dân Việt Nam, cơ quan quản lý Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan thực hiện Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
  18. Năm 2014, làm chuyên gia tư vấn xã hội độc lập cho “Đề án phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số” do UNDP tài trợ, Uỷ ban Dân tộc thực hiện tại tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Tuyên Quang, Đà Lạt.
  19. Năm 2014, tham gia đề tài “Nâng cao vai trò và trách nhiệm của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới” do Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện.
  20. 2015, làm chuyên gia tư vấn xã hội độc lập cho dự án “Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số” do UNDP tài trợ, Vụ Chính sách dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc thực hiện tại Thái Nguyên và Trà Vinh.

III. MỘT SỐ BÀI BÁO, TẠP CHÍ ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI

  1. “Mẹ tôi” – Báo Phụ nữ Thủ Đô số tháng 5/2003.
  2. “Quê” – Báo Sinh Viên Việt Nam số 13 ra ngày 31/3/2003.
  3. “Tình yêu sinh viên trong cơ chế thị trường” Tạp chí Thanh Niên số 2, kỳ 3 năm 2003.
  4. “Vâng! Chung tôi nhà quê” – Báo Tuổi trẻ Thủ Đô số 14, tuần báo từ ngày 28/3 đến ngày 4/4/2003.
  5. “Phân công lao động trong gia đình – Bất bình đẳng trong quan hệ giới” – Báo Phụ nữ Việt Nam 10/2003.
  6. “Ăn cỗ mừng đỗ đại học” – Báo Giáo dục Thời đại 9/2003.
  7. “Quan niệm của phụ nữ độc thân Thái Lan về hôn nhân và gia đình” – Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 2/1/2004.
  8. “Mốt yêu của sinh viên hiện nay” – Bản tin ĐHQG Hà Nội số 161 tháng 7/2004.
  9. “Để cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc” – Thế giới Phụ nữ số 29/04 ra ngày 26/7/2004.
  10. “Mùa xuân bàn về chuyện uống rượu” – Bản tin ĐHQG Hà Nội số 1/2005.
  11. Nét đặc sắc của triển lãm “Lung linh sắc màu đạo và đời”, Tạp chí Truyền thống và Phát triển, số 3 tháng 6/2012.
  12. “Bạo lực trong gia đình – Vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến”, Tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ 1 tháng 4/2005.
  13. “Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân, gia đình và xã hội trong gia đình truyền thống” Tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ 1 tháng 8/2005.
  14. “Lạm dụng trẻ em ở Việt Nam – Vấn đề đặt ra trong xã hội hiện đại” Tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ 1 tháng 9/2005.
  15. “Vai trò của gia đình trong việc phát triển nguồn nhân lực”.Tạp chí Gia đình và Trẻ em số 2 tháng 5 năm 2005
  16. “Nghệ thuật giữ gìn hạnh phúc trong gia đình”. Tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ 2 tháng 2/2006.
  17. “Nhận thức của trẻ em về quyền trẻ em” (Qua khảo sát “Điều tra cơ bản kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng phục vụ xây dựng chiến lược truyền thông – vận động về quyền trẻ em giai đoạn 2006 – 2010”) – Tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ 1 tháng 4/2006.
  18. “Cha mẹ với việc học hành của con cái” – Tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ 1 tháng 5/2006.
  19. Nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em – Những vấn đề cần được quan tâm giải quyết – Tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ 1 tháng 7/2007.
  20. “Bạo lực trong gia đình – Vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến” Báo phụ nữ Việt Nam số 75 ra ngày 22/6/2007.
  21. Nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội – bậc đại học ở học viện hậu cần hiện nay” – Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần quân sự số 26 (53) tháng 1 năm 2009.
  22. “Bàn về giả thuyết nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học” – Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần Quân sự số 28 (55) tháng 8 năm 2009.
  23. “Vẫn còn nhiều nhà giáo giữ được trọn chữ “Tâm”” in ngày 13/11/2010 trên Báo điện tử dantri.com.vn
  24. “Những biện pháp cơ bản định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội – trình độ đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần Quân sự số 38 (65) tháng 4 năm 2011
  25. Những khó khăn của thanh niên nông thôn trong lập thân, lập nghiệp, Tạp chí Thanh Niên, Số 24, ngày 18/8/2011.
  26. Giải pháp đối với vấn đề lập thân, lập nghiệp của thanh niên nông thôn, Tạp chí Thanh Niên, Số 27 ngày 15/9/2011.
  27. Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em trong gia đình, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Số 34 ngày 1/8/2011.
  28. Nghề công tác xã hội – nhu cầu và xu hướng phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Số 39, ngày 29/9/2011.
  29. Đào tạo nghề công tác xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Số 43, ngày 27/10/2011.
  30. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Số 47, ngày 24/11/2011.
  31. Công tác xã hội – một nghề nghiệp tương lai, Tạp chí Thanh Niên, Số 36, ngày 15/12/2011.
  32. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Số 47, ngày 24/11/2011.
  33. Định hướng tương lai của học sinh, sinh viên hiên nay, Tạp chí Thanh Niên, Số Tết Nhầm Thìn 2012.
  34. Nghiên cứu xu hướng động cơ học tập của sinh viên dân sự ở Học viện Hậu cần hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần Quân sự số 43 (70) tháng 2 năm 2012.
  35. Định hướng thông tin cho học sinh, sinh viên, Tạp chí Thanh Niên, Số 9 tháng 3 năm 2012.
  36. Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp – Một vấn đề xã hội nan giải, Tạp chí Thanh Niên, Số 15 ngày 24/5/2012.
  37. Văn hoá dùng đũa, Tạp chí Truyền thống & Phát triển, Số 1, tháng 5/2012.
  38. 10 năm hành trình cho cuộc vận động ngày lễ kỷ niệm Quốc gia chữ quốc ngữ, Tạp chí Truyền thống & Phát triển, Số 1, tháng 5/2012.
  39. Giới trẻ sự bùng nỗ trào lưu thay đổi ngôn ngữ viết, Tạp chí Truyền thống & Phát triển, Số 4, tháng 8/2012.
  40. Giải mã bữa cơm gia đình, Tạp chí Truyền thống & Phát triển, Số 5, tháng 9/2012.
  41. Tục bó chân ở Trung Quốc cổ xưa – Một khuôn mẫu chuẩn mực sai lệch và những hệ luỵ xã hội, Tạp chí Truyền thống & Phát triển, Số 5, tháng 5/2012.
  42. Loạt bài: 14 bài viết về người đồng tính, song tính và chuyển giới ở chuyên mục “Góc khuất của thế giới thứ ba”, Tạp chí Thế giới Trong ta, Từ số 444 tháng 5/2015 đến số 455 tháng 4/2016.
  43. 2010, Một số phương pháp nghiên cứu xã hội học (biên soạn), Học viện Hậu cần.
  44. 2010, “Những hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể cơ quan, phân đội hậu cần” Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc Phòng, đồng tác giả.
  45. 2012, “Kết quả khảo sát tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên” In trong cuốn sách “Lựa chọn giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nhu cầu của thị trường lao động”, NXB Thế giới, Hà Nội, đồng tác giả.
  46. “Mô hình sinh kế – Đa dạng và sáng tạo” In trong cuốn Sách: “Câu chuyện thành công”, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, 2013.
  47. “Vận động hành lang pháp lý tạo điều kiện đăng ký tư cách pháp nhân cho các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOS)”, In trong cuốn Sách: “Câu chuyện thành công”. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, 2013.
  48. “Cuộc đời… vẫn đẹp – Chuyển kể của một người đồng tính” In trong cuốn Sách: “Câu chuyện thành công”. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, 2013.
  49. Lý do lựa chọn con đường binh nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội hiện nay, Tạp chí Thanh niên, Số 45, 24/12/2015.
  50. Nhận thức về giá trị đạo đức quân nhân của học viên sĩ quan quân đội hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số tháng 12/2015.
  51. Nhận thức của học viên sĩ quan quân đội về nghề nghiệp quân sự, Tạp chí Truyền thống và Phát triển, Số 3+4 năm 2016.
  52. Sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của học viên sĩ quan quân đội hiện nay, Tạp chí Xã hội học, Số 1 (133) 3/2016.
  53. Nguyện vọng về địa bàn nơi làm việc sau khi ra trường của học viên sĩ quan quân đội hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số 1 (88),

     v.v…

* Bên cạnh các hoạt động chuyên môn kể trên, tôi đã được tham gia nhiều cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, nhiều khoá tập huấn về phương pháp, kỹ thuật điều tra xã hội học (nghiên cứu định tính, định lượng, nghiên cứu bằng các công cụ có sự tham gia Pra), bản thân có kinh nghiệm tổ chức, thực hiện các khoá tập huấn/các buổi nói chuyện chuyên đề về giới, bình đẳng giới và phát triển cộng đồng, nghệ thuật giữ gìn hạnh phúc gia đình, kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp… Có kinh nghiệm làm việc với những nhóm yếu thế trong xã hội như: nhóm dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo, nhóm có HIV, nhóm nghiện ma tuý, nhóm đồng tính song tính và chuyên giới (LGBT).

Tôi cam đoan về những nội dung tự hai trên đây là đúng sự thực, nếu sai hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018

                                                                                                                                                      Thân Trung Dũng