BIẾN ĐỔI XÃ HỘI-BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

 Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi, sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, mang tính chất tạm thời còn thực tế nó luôn không ngừng biến đổi.

Có nhiều quan niệm khác nhau về sự biến đổi xã hội:

Biến đổi xã hội

1. Khái niệm biến đổi xã hội

Theo cách hiểu rộng nhất: Biến đổi xã hội là sự thay đổi so sánh giữa tình trạng hiện tại của xã hội cũng như của các bộ phận, yếu tố cấu thành xã hội so với tình trạng cũ hay trong quá khứ.

Trong phạm vi hẹp: người ta cho rằng, biến đổi xã hội chính là sự biến đổi về cấu trúc xã hội (hay tổ chức xã hội của xã hội đó) và sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến mọi thành viên của xã hội.

– Nói đến sự biến đổi là nói đến sự thay đổi, song không phải sự thay đổi nào cũng được gọi là sự biến đổi xã hội mà chỉ những thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc đến đông đảo cá nhân trong xã hội, hay sự thay đổi của các cơ cấu  tổ chức, tầng lớp xã hội… mới được gọi là biến đổi xã hội.

– Sự biến đổi xã hội diễn ra cả ở tầm vi mô và vĩ mô, không chỉ theo chiều hướng tiến bộ, tiến hoá mà cả theo chiều tụt lùi xã hội. 

Từ cách hiểu đó, ta có thể thống nhất khái niệm: “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian”.

Hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách đăng ký kênh Khoa học Ứng dụng, Study With Dung và mua những cuốn sách kỹ năng hữu ích, các sản phẩm các bạn cần nhé! Thank so much!

❤️ ĐĂNG KÝ KÊNH KHOA HỌC ỨNG DỤNG ĐỂ XEM VÀ TẢI NHỮNG BÀI GIẢNG MIẾN PHÍ TẠI ĐÂY: ĐĂNG KÝ

❤️ TẢI BÀI GIẢNG – Bài 1: Sự Hình thành phát triển của xã hội học:

TẢI BẢI GIẢNG XÃ HỘI HỌC: Bài 2. Đối tượng, cơ cấu, chức năng của xã hội học

❤️ TẢI BÀI GIẢNG: Bài 3. Những khái niệm chính của xã hội học

BẢI GIẢNG XÃ HỘI HỌC:

BÀI GIẢNG MIẾN PHÍ

2. Đặc điểm của biến đổi xã hội

Sự biến đổi xã hội có những đặc trưng cơ bản như sau:

– Sự biến đổi xã hội là kết quả của những hoạt động tích cực và sáng tạo của con người.

Thông qua mọi hoạt động về vật chất và tinh thần, thông qua lao động, sáng tạo, con người đã làm thay đổi môi trường tự nhiên, đồng thời cũng làm thay đổi môi trường xã hội, làm cho biến đổi xã hội. Ví dụ: Nghiên cứu phát minh ra điện, máy hơi nước =>> Sản xuất ra máy móc thay thế lao động chân tay.

– Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội cả về tốc độ, nhịp độ, quy mô, không gian và thời gian giữa các xã hội. Mỗi xã hội đều biến đổi thông qua thời gian, nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ nhanh, chậm khác nhau. Tốc độ biến đổi xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật (KH&CN). Trong biến đổi xã hội, biến đổi cơ sở hạ tầng nhanh hơn kiến trúc thượng tầng, biến đổi văn hoá vật chất nhanh hơn biến đổi ở văn hoá tinh thần.

– Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và ảnh hưởng của chúng đối với đời sống xã hội.

+ Có những biến đổi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài. Những cũng có những biến đổi diễn ra trong những thời kỳ dài, có khi hàng nghìn năm hay vài thế hệ. Ví dụ: CMKH&CN

+ Có những biến đổi vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Ví dụ: Cách mạng KH&CN tạo ra khả năng phi thường của con người trong chinh phục tự nhiên, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần…nhưng mặt khác nó cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, can thiệp vào đời sống riêng tư của cá nhân, phá vỡ truyền thống, tăng tệ nạn xã hội.

– Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch, vừa có tính phi kế hoạch. Đây là tính hai mặt của sự biến đổi.

– Có sự thống nhất giữa biến đổi kinh tế với biến đổi các mặt khác của xã hội.

– Trong biến đổi xã hội, tất yếu có các xu hướng trái ngược nhau.

– Quá trình biến đổi xã hội có tính kế thừa.

3. Một số khái niệm liên quan

a) Biến cố xã hội

Biến cố xã hội là những sự kiện xã hội xảy ra có thể đem lại hoặc không đem lại một sự thay đổi nào đó trong đời sống xã hội.

Ví dụ: một cuộc bầu cử; một cuộc biểu tình; một cuộc đình công hay bãi công; một cuộc nổi loạn tự phát….đó là những sự kiện hay biến cố xã hội.

b) Tiến bộ xã hội

Tiến bộ xã hội là một sự vận động, một sự biến đổi có ý thức theo chiều hướng tích cực và đáng mong đợi của xã hội.

– Biến đổi xã hội có thể theo chiều hướng khác nhau hoặc là đi lên hoặc là dậm chân tại chỗ hoặc là thụt lùi.

– Bản thân biến đổi xã hội chưa nói lên giá trị mà chỉ mô phỏng nền văn hoá hoặc cấu trúc xã hội. Nhưng xã hội lại luôn mong đợi những biến đổi có ích cho nhiều người, do đó việc đánh giá những biến đổi xã hội là thường hướng vào những giá trị xã hội mà biến đổi xã hội đem lại. Hay nói cách khác là nói đến tiến bộ xã hội.

c) Tiến hoá xã hội

Gần đây, cùng với thuật ngữ tiến hoá xã hội người ta còn dùng thuật ngữ “phát triển” và đây là thuật ngữ thịnh hành nhất trong nhiều khoa học ở cuối thế kỷ XX.           

Phát triển là một quá trình, trong đó toàn thể loài người áp dụng những công cụ hiện đại của KH&CN vào những mục tiêu của mình, qua những thời kỳ khác nhau và có tính không thể