5 TÁC ĐỘNG MẠNG XÃ HỘI GÂY CHO NGƯỜI DÙNG
Nếu bạn đang hoạt động trên các trang mạng xã hội, Facebook, Google+, Twitter, Instargram, vân vân, thì với bạn, đó ắt hẳn là một cách sống. Ta thường tham gia vào các trang mạng này vì bạn bè và người thân trong gia đình ta cũng than gia – và chẳng nghĩ gì sâu xa hơn. Nhưng đó chính kaf điểm khác biệt giữa chúng ta và các nhà nghiên cứu (các nhà tâm lý học cũng rơi vào nhóm này). Có những nhà nghiên cứu thích đào sâu vào hành vi con người và tương tác của con người với công nghệ và truyên thông xã hội. Một số kết quả nghiên cứu khác lại có những khám ohas kỳ lạ chắc chắn sẽ khiến ta phải cau mày nhíu mắt. Nhưng xin hãy tin cho, không có nhà nghiên cứu nào teong số này cố nhắm lấy giải Nobel Ngốc nghếch (Ig Nobel) đâu! Hãy cùng xem xét những gì khoa học đang nói về bạn và các mạng xã hội của bạn.
>> Liên tục tuyển sinh các lớp học ghitar đệm đàn so lo cho mọi lứa tuổi
>> Xử lý số liệu SPSS, tư vấn viết luận văn
Chụp ảnh món ăn (đưa lên “phây”) = Rối loạn ăn uống
Nếu bạn vẫn chưa từng nghe thấy điều này, thì, xin thưa, đắm chìm mê mải trong nhiếp ảnh ẩm thực (food photography) bị coi là một dấu hiệu của bệnh lý thần kinh. Tiến sĩ Valerie Taylor của Đại học McMaster Canada đã công bố một nghiên cứu về chứng tôn sùng thực phẩm diễn thuyết về hiện tượng này tại Hội nghị Thưởng đỉnh về bép phì Canada hồi đầu năm nay, nói rằng nó có thể là một dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống hoặc rối loạn cân nặng. Để cho công bằng, cô cũng nói rằng không phải ai làm vạ cũng gặp vấn đề về ăn uống, ấy là một điều hay, vì hiện tượng này lan tràn rộng rãi tới một số nhà hàng đã bắt đầu cấm chụp ảnh món ăn tại cơ sở kinh doanh của họ.
Tại sao? À, bởi vì có những tay máy bước vào với cụm chân máy linh hoạt cùng đèn nháy và làm phiền tất cả những người vốn chỉ đến đó để thưởng thức món ăn, chứ không định làm ra một phim tài liệu về ẩm thực.
Các mối quan hệ trên mạng – ngoài đời
Một nghiên cứu từ Đại học Brigham Young Hoa Kỳ được thực hiện dựa trê phản hồi của 491 đối tượng khảo sát và kết luân rằng thanh thiếu niên kết nối với cha mẹ mình trên các trang mang xã hội như Facebook và Twitter có mối kiên hệ tốt với bố mẹ hơn ngoài đời. Các em này cũng ít khả năng bị trầm cảm hay hành xử hun hãn. Tuy vậy, điều tương tự không thể khẳng định với mối quan hệ vợ chồng. Trong số các thủ phạm có thể dẫn tới tan vỡ hoặc ly hôn giữa những người dùng facebook quá đà “rình mò đối phương’’ và cảm thấy ghen tuông nảy sinh từ việc đối phương vẫn duy trì liên lạc với tình cũ.
Một phát hiện sẽ mang lại chút khoan hồng là các mối quan hệ mới dưới ba năm tổi dễ bị tác động bởi những tác động này trong khi trong một mối quan hệ lâu dài hơn lại có tính miễn dịch cao hơn trước những tác động đó. Khi phải đối mặt với khả năng xung đột trong đời sống tình cảm, lời khuyên của các nhà nghiên cứu là: hãy cắt giảm lượng sử dụng mạng xã hội.
Yêu chính bạn, yêu mạng xã hội của bạn
Chắc chắn là phải có một liều lượng tự yêu bản thân lành mạnh (nghệ thuật yêu thương bản thân chút ít) cần thiết để trở thanh một người truyền thông xã hội tích cực, nhưng bạn có biết, là hẳn một nghiên cứu có thể quy điều đó về khoa học? “Facebook là một cái gương, Twitter là một cái loa,” là kết luận của nghiên cứu tại đại học Michigan Hoa Kỳ, nghiên cứu khám ohas những công cụ xã hội này khuyến khích hội chứng “tự sướng” ở những cấp độ tương đối cá nhân.
Trong số những khám phá của họ ở đối tượng người trẻ tuổi học đại học, nếu bạn yêu bản than hơn, bạn sẽ ưu Twitter hơn. “Những người trẻ tuổi có thể đáng giá quá cao tầm quan trọng ý kiến của mình,” Elliot Panek, một trong các nhà nghiên cứu, đã nói. Về cơ bản, neesy bạn có một ý kiến nào đó muốn tìm kiếm khán thính gia, Twitter chính là công cụ dành cho bạn.
Người trưởng thành lứa tuổi trung niên được khám phá là ưa đăng lên Facebook hơn bởi đó là chuyệ định hình và trưng bày một danh mục những lựa chọn cuộc đờ của họ – và nhào nặn nó thành một phiên bản mà các nhóm giao tiếp xã hội của họ sẽ tán thành. Tuy vậy, nghiên cứu này không lý giải được liệu rằng bạn tự yêu bản thân trước khi sử dụng truyền thông xã hội, hay liệu có phải bạn trở lên yêu bản thân khi dùng truyền thông xã hội hay không.
Mặt tai hại của Facebook
Larry Rosen, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học bang California Hoa Kỳ, một chuyên gia về mối quan hệ giữa tâm lý học và công nghệ, phát biểu rằng những thanh thiếu niên xuất hiện trên Facebook nhiều hơn thể hiện “khuynh hướng yêu bản thân”. Họ cũng có xu hướng mắc chứng trầm cảm, điểm số thấp hơn, rối loạn tâm lý và gặp phải những vấn đề sức khỏe trong tương lai nếu họ chơi Facebook quá nhiều.
Ngược lại, “teen” cũng học cách bày tỏ “lòng thông cảm ảo” đối với các bạn bè trên mạng và (ít nhiều) là cách hòa nhập xã hội từ phía sau màn hình. Giáo sư Rosen cũng nhấn mạnh vào vấn đề giao tiếp trực tiếp giữa cha mẹ và con cái thay vì theo dõi con cái trên mạng hay trông cậy vào các ứng dụng và phần mềm để theo dõi con trên mạng. Dưới đây là những giừ Rosen nói thêm về lý do tại sao bạn cần phải đặt ra giới hạn và chừng mực thay cho một phương án giải độc kỹ thuật số.
Về lòng tự tôn, facebook và ảnh chụp
Sử dụng Bài kiểm tra liên đới Tiềm ẩn, Tiến sĩ Catalina Toma tại Đại học Wisconsin-Madison Hoa Kỳ đã khám phá ra rằng chỉ cần một lượt kiểm tra nhanh năm phút các trang các nhân Facebook cũng có thể nâng cao rõ rệt lòng tự tiib của người dùng. Bài kiểm tra này yêu cầu các đối tượng tham gia gắn kết các tính từ tích cực và tiêu cực với các từ “tôi”, “chính tôi”, “bản thân tôi”. Có càng nhiều từ ngữ gắn kèm tích cực, thì lòng tự tôn của người trả lời càng cao. Kết quả cho thấy những người sử dujcg có thêm lòng tự tôn sau khi lướt nhanh trang cá nhân của chính họ.
Kết luận
Truyền thông xã hội chắc chắn có tác động lên cách ta nhìn nhận bản thân và những người quanh ta. Nó là một công cụ mà ta gắn kết ở cấp độ riêng tư, riêng tư đến mức những gì ta làm trên các trang mạng xã hội như Facebook có thể khiến ta bị nhầm với những người có ý đồ ohajm tội. Có lẽ đây là lý do các nhà nghiên cứu và các chuyên gia tâm lý háo hức tìm hiểu xem làm thế nào chúng ta tương tác với những con người khác phía sau một màn hình vô danh tinh.