4 tác hại không ngờ khi dùng túi nilon đựng đồ ăn để tủ lạnh

Một thói quen cực xấu mà dường như bà nội trợ nào cũng mắc phải chính là sử dụng túi nilon đựng thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh.

Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.

Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất

Theo Khỏe&Đẹp, túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu – những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.

Dùng túi nilon đựng đồ ăn gây tác hại ngay từ khâu sản xuất . Ảnh minh họa
Dùng túi nilon đựng đồ ăn gây tác hại ngay từ khâu sản xuất . Ảnh minh họa

Chất BPA trong nilon làm chậm phát triển não bộ

Nghiên cứu của đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy đựng thực phẩm trong túi ni lông hay túi nhựa nói chung đều có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe khi xét về thành phần hóa chất tạo nên: BPA và DEHP. BPA có liên quan đến bệnh béo phì và khiến vòng eo lớn hơn ở nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy, BPA còn tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Đây cũng là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao.

Hóa chất có trong túi nilon làm lỗi nhiễm sắc thể

Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được làm từ polyethylene mật độ cao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa nhãn số 2 hoặc 4. Khi thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm.

Theo thời gian các hóa chất trong túi ni lông sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố.

Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi ni lông có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức…

Có hại cho phổi và ung thư nếu đốt cháy

Như Chất lượng Việt Nam đã đưa trước đó, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi.

Việc đốt túi nilon diễn ra khá phổ biến ở các vùng nông thôn. Khi đốt túi nilon sẽ tạo ra khí thải có chứa chất độc Dioxin và Furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Túi nilon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc.

tui-nilon-tp-24-9-2016

Sử dụng túi nilon nào là tốt và an toàn

VTV đưa tin, thực chất để thực phẩm vào túi ni lông trước khi cho vào tủ lạnh rất tốt vì không làm bay mùi, ám mùi vào tủ lạnh. Ví dụ như mít, sầu riêng đã bóc múi mà không cho vào túi ni lông trước khi đặt tủ lạnh thì mùi sẽ nồng nặc, khó chịu vô cùng trong nhiều ngày sau đó.

Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng dùng túi nilon đựng thực phẩm hoặc nếu dùng thì theo các chuyên gia, loại túi làm từ chất liệu PP là an toàn cho việc đựng và bao gói thực phẩm.

Túi nilon được chia thành 3 loại dựa theo chất liệu cấu tạo:

Túi HDPE có độ cứng nhất định, dễ gập nếp, tạo tiếng sột soạt khi tiếp xúc thường dùng đựng hàng chợ, đồ siêu thị, rác.

Túi LDPE có độ trong, bề mặt mịn, bóng, chất lượng tốt hơn dùng đựng hàng hóa trọng lượng lớn, in quảng cáo sản phẩm.

Túi PP có độ bền cơ học cao, khá cứng, không mềm dẻo, chất lượng cao, an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên được dùng để đựng thực phẩm, màng bọc thực phẩm.

An Dương (T/h)